Báo cáo thực tập nhận thức là báo cáo tốt nghiệp của sinh viên hệ đại học thực hành, thực hiện gắn liền với quá trình thực tập nhận thức 2 – 6 tháng trong một đơn vị tổ chức doanh nghiệp. Mục đích chính của báo cáo thực tập nhận thức là nêu rõ được những nhiệm vụ hay nội dung công việc thực tập đã thực hiện, cũng như những thành quả mà sinh viên thu được trong quá trình thực tập này.
Về cấu trúc, một báo cáo thực tập nhận thức ngành kinh tế – quản trị được tổ chức theo bố cục, với các nội dung đi kèm như sau:
A. Các phần đầu
- Trang bìa:
- Tên trường và chương trình học
- Tên luận văn
- Họ tên học viên
- Họ tên, học hàm học vị, chức vụ người hướng dẫn thực tập
- Tên doanh nghiệp thực tập
- Năm học
- Trang trắng: 1 trang để trắng sau trang bìa
- Lời cảm ơn: bắt buộc phải có, trong 1 trang
- Cảm ơn công ty, bộ phận đã chập nhận thực tập sinh
- Cảm ơn người/giáo viên hướng dẫn
- Cảm ơn các đồng nghiệp trong công ty, bộ phận đã hỗ trợ
- Cảm ơn bạn bè, gia đình …
- Tóm tắt: Có thể có hoặc không; trong 1 trang nếu có
- Mục lục: Bắt buộc phải có, nên đặt ở đầu chỗ này nhưng cũng có thể đặt ở cuối cùng báo cáo sau phụ lục
- Danh sách các từ viết tắt: Có thể có hoặc không
- Danh sách các bảng biểu: Có thể có hoặc không
- Danh sách các hình vẽ: Có thể có hoặc không
B. Nội dung báo cáo
Nội dung chính của báo cáo, thường dài từ 20 đến 40 trang, được tổ chức thành các chương (phần), các tiểu mục một cách logic, liên quan và dẫn truyền nhau từ cơ bản đến chuyên sâu, từ tổng quan đến cụ thể. Cấu trúc tuyến tính thường được ưu thích nhất, theo đó: đầu mỗi chương, mục lớn có một vài đoạn văn mở dẫn đến các nội dung chính; kết thúc mỗi chương, mục lớn có mục/đoạn văn tóm tắt nội dung chính đã viết và mở dẫn ra nội dung ở phần tiếp. Bố cục độ dài báo cáo phải đảm bảo những phần nội dung chính phải dài nhất. Các nội dung cụ thể gồm:
- Lời giới thiệu: Có thể có hoặc không, viết dạng tự đề trong 1 trang
- Mở đầu (dài từ 1 đến 2 trang): nội dung có thể được tổ chức thành các đoạn văn gồm các ý sau:
- Vào đề trực tiếp, nêu vắn tắt lý do và bối cảnh thực tập: khi nào? ở đâu? tại sao? … thực hiện báo cáo thực tập này
- Bố cục báo cáo
- Chương 1: Giới thiệu về đơn vị và công việc thực tập tại Cty XYZ …(dài từ 6 đến 8 trang), gồm các tiểu mục sau:
- Giới thiệu đơn vị thực tập: lịch sử, lĩnh vực ngành nghề – sản phẩm dịch vụ, cơ cấu tổ chức, kế quả kinh doanh gần đây, vị thế trên thị trường
- Giới thiệu bộ phận thực tập: cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, vai trò hay vị thế trong đơn vị
- Bối cảnh thực tập: lý do thực tập, các nhiệm vụ thực tập, kế hoạch thực tập
- Chương 2: Quá trình thực tập tại Cty XYZ ….(dài từ 12 đến 18 trang), nội dung miêu tả thực hiện các nhiệm vụ (missions) thực tập như thế nào? Mỗi nhiệm vụ là một tiểu mục; trong 1 nhiệm vụ lớn có thể có một vài công việc (tasks) nhỏ, thường gồm các tiểu mục sau:
- Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của bộ phận thực tập, các quy trình vận hành
- Các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công việc thực tập: từ 3 – 5 nhiệm vụ ….
- ….
- Chương 3: Đánh giá kết quả thực tập (dài từ 5 đến 6 trang), gồm các tiểu mục sau:
- Những kết quả hay đóng góp mang lại cho đơn vị thực tập (so với mục tiêu đề ra) trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Đánh giá tổng kết bản thân về những thành công, kiến thức, yếu tố tác động hay nguyên nhân, bài học rút ra từ quá trình thực tập
- Kết luận (dài từ 1 đến 2 trang): nội dung có thể được tổ chức thành các đoạn văn gồm các ý sau:
- Tóm tắt nội dung báo cáo tập trung vào các nhiệm vụ thực tập và kết quả thu được
- Những đóng góp chủ yếu về thực tiễn
- Những vấn đề còn lại đặt ra các công việc tiếp theo
C. Các phần phụ ở cuối
- Tài liệu tham khảo: trình bày theo chuẩn chung của thế giới nghiên cứu
- Với sách: Tên tác giả (năm), tên sách in nghiêng, Nhà XB: địa điểm XB.
Ví dụ: Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê 2018, NXB Thống kê, Hà Nội. - Với các bài báo: Tên tác giả 1, tên tác giả 2 (năm), “tên bài báo trong ngoặc nháy”, tên tạp chí in nghiêng, số báo, quyển …, số trang từ … đến …
Ví dụ: Chuluunbaatar Enkhbold, Ottavia, Luh Ding-Bang, Kung Shiann-Far (2011), “The entrepreneurial start-up process: the role of social capital and the social economic condition”, Asian Academy of Management Journal, Vol. 16, No. 1, p.43–71.
- Với sách: Tên tác giả (năm), tên sách in nghiêng, Nhà XB: địa điểm XB.
- Phục lục (dài < 8 trang): Có thể đưa các nội dung sau:
- Hợp đồng thực tập
- Đánh giá thực tập của người hướng dẫn
- Giới thiệu chi tiết về Cty và bộ phận thực tập
- Các biểu mẫu văn bản, quy trình, số liệu bổ sung liên quan đến thực tập
Trên đây là cấu trúc các nội dung cơ bản của một báo cáo thực tập nhận thức, tùy theo đặc thù thực tập, theo yêu cầu của mỗi trường mà cấu trúc có thể thay đổi, các bạn cần linh động thích ứng theo. Chúc các bạn hàon thành tốt và bảo vệ thành công báo cáo thực tập của mình.
Nguồn: HKT Consultant