Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu khoa học

Một nghiên cứu khoa học thường được triển khai thực hiện qua 8 bước cơ bản (Kumar, 2011):

Giai đoạn I: Lựa chọn và quyết định chủ đề nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Giai đoạn II: Xây dựng kế hoạch thực hiện nghiên cứu

Bước 2: Xây dựng thiết kế nghiên cứu (research design)

  • Đối tượng, phạm vi, câu hỏi và mục đích nghiên cứu
  • Phương pháp luận nghiên cứu (research methodology)
  • Tổng quan nghiên cứu (literature review)
  • Cơ sở lý thuyết sơ bộ (research framework)
  • Phương pháp nghiên cứu (research methods)

Bước 3: Thiết lập công cụ thu thập dữ liệu (an instrument for data collection)

  • Đối với nghiên cứu định tính: khung nội dung nghiên cứu thực địa phục vụ quan sát / phỏng vấn
  • Đối với nghiên cứu định lượng: thang đo nghiên cứu với các biến và bảng hỏi khảo sát điều tra

Bước 4: Lựa chọn mẫu nghiên cứu

  • Xác định quẩn thể nghiên cứu (population) và ước tính kích cỡ mẫu nghiên cứu phù hợp.
  • Nghiên cứu điều tra thử nghiệm bằng phỏng vấn chuyên gia hoặc điều tra quy mô nhỏ một số đối tượng điển hình; từ đó điều chỉnh các nội dung ở bước 2 và 3 về cơ sở lý thuyết, phương pháp, thang đo, bảng hỏi … cho phù hợp với thực tế thu được từ điều tra thử nghiệm.
  •  Xác định mẫu nghiên cứu: về đối tượng điều tra, phạm vi điều tra, kích cỡ mẫu.

Bước 5: Soạn thảo khung nghiên cứu (research framework)

Giai đoạn III: Thực hiện nghiên cứu

Bước 6: Thu thập dữ liệu

Bước 7: Xử lý và trình bày dữ liệu

Bước 8: Soạn thảo báo cáo nghiên cứu (các nội dung thực hiện ở bước 4 có thể không cần trình bày vào báo cáo cuối cùng, vì được coi là bước thử nghiệm, bản nháp; nếu cần có thể đưa vào phụ lục).