Phương pháp chỉ số

Hiện nay các nhà doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin trên nhiều phương tiện thông tin khác nhau, họ quan tâm đến giá cả hay khối lượng sản phẩm từng mặt hàng hay nhiều mặt hàng tăng lên hay giảm xuống qua thời gian trên một thị trường hay nhiều thị trường khác nhau. Những thông tin này được tính toán thông qua phương pháp chỉ số. Một cách tổng quát, chỉ     số đo lường sự thay đổi  của hiện tượng kinh tế qua hai thời gian và không gian nghiên cứu.

Một số ký hiệu thường dùng trong phương pháp chỉ số:

p: Giá hàng hóa nói chung z: Giá thành

q: Khối lượng sản phẩm (chỉ tiêu số lượng) i: Chỉ số cá thể

I: Chỉ số chung, chỉ số tổng hợp (0): Thể hiện kỳ gốc

(1): Thể hiện kỳ báo cáo hay kỳ nghiên cứu Các loại chỉ số và cách tính:

Căn cứ vào phạm vi tính toán, có 2 loại chỉ số tương ứng với việc nghiên cứu hai loại chỉ tiêu chất lượng và số lượng.

  • Chỉ tiêu chất lượng: giá cả, giá thành sản phẩm, năng suất thu hoạch, năng suất lao động, mức nguyên liệu cần thiết để sản xuất một thành phẩm,…
  • Chỉ tiêu khối lượng: lượng hàng hóa tiêu thụ, lượng hàng hóa                 sản xuất, số    lượng lao động,…

1. Chỉ số cá thể

Là loại chỉ số nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của từng loại đơn vị, từng phần tử của hiện tượng.

2. Chỉ số tổng hợp

Là loại chỉ tiêu chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của nhiều đơn vị, nhiều phần tử của hiện tượng phức tạp.

2.1. Chỉ số tổng hợp giá cả:

Quyền số của mặt hàng thứ i có 2 giá trị: giá trị chọn ở kỳ định gốc hoặc là chọn ở kỳ nghiên cứu. Tùy theo cách chọn quyền số ta có 2 phương pháp tính:

a. Phương pháp Laspeyres:

Nếu trọng số là lượng hàng hóa thiêu thụ chọn ở kỳ gốc làm căn bản để so sánh, ta có công thức chỉ số giá cả của Laspeyres:

Kết luận: Nhìn chung giá cả 4 mặt hàng trên năm 2005 so với năm 2000 bằng 137,9%, tăng 37,9% làm tăng giá trị tiêu thụ (hay doanh số tiêu thụ) một lượng là 360.000 (ngàn đồng).

Cách tính chỉ số giá theo phương pháp Laspeyres có những ưu điểm sau:

Thứ nhất, với trọng số là lượng hàng hóa tiêu thụ ở thời kỳ gốc; ta chỉ cần số liệu lượng hàng hóa tiêu thụ và giá cả của một thời kỳ căn bản nào đó để làm căn cứ so sánh.

Thứ hai, trên cơ     sở  chỉ  số giá  cả  tính toán so  với  cùng  kỳ  gốc,  phương  pháp Laspeyres cho phép ta xác định sự thay đổi giá cả giữa hai thời gian nghiên cứu bất kỳ.

Tuy nhiên, phương pháp Laspeyres có nhược điểm là không phản ánh, cập nhật được những thay đổi về khuynh hướng, thói quen của người tiêu dùng. Một số mặt hàng nào đó vài năm trước được người tiêu thụ mua với số lượng lớn, nhưng có thể ngày nay không còn quan trọng đối với họ nữa.

b) Phương pháp tính chỉ số Paasche:

Ngược lại với chỉ số Laspeyres, chỉ số Paasche chọn lượng sản phẩm tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu làm trọng số. Ta có công thức tính chỉ số giá của Paasche:

Kết luận:   Nhìn chung giá   cả 4  mặt  hàng trên năm 2005 so  với  năm 2000  bằng 147,1%, tăng 47,1% làm tăng doanh thu một lượng là 845.000 (ngàn đồng).

Cách tính chỉ số giá theo phương pháp này khắc phục được nhược điếm của phương pháp Laspeyres. Ngoài ra phương pháp của Paasche còn cho thấy ảnh hưởng một cách cụ thế sự thay đổi giá cả đến người tiêu thụ. Nhưng một khó khăn khi sử dụng phương pháp Paasche là phải thường xuyên thu thập lại lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu.

Tuỳ theo mức độ số liệu thế thu thập được mà chúng ta có thế áp dụng một trong 3 trường hợp trên một cách linh hoạt nhưng phương pháp Paasche là phương pháp tỏ ra ưu việt hơn        bởi                  số  liệu mang tính      cập nhật hơn và đây là phương pháp mà người ta thường

dùng. Ngoài ra, người ta còn đưa ra một phương pháp khác mang tính dung hoà hơn đó là tính quyền số là trung bình của lượng hàng hoá tiêu thụ ở hai thời điếm.

2.2. Chỉ số tổng hợp khối lượng:

Chỉ số   tổng hợp khối lượng  về  căn bản giống như chỉ  số tổng hợp giá  cả nhưng ngược lại nhân tố xem xét là khối lượng sản phẩm còn giá cả đóng vai trò là trọng số.

– Chỉ số tổng hợp khối lượng đơn giản:

Kết luận: Nhìn chung lượng hàng tiêu thụ 4 mặt hàng trên năm 2005 so với năm 2000 bằng 201,5%, tăng 101,5% làm tăng giá trị tiêu thụ một lượng là 1.329.000 (ngàn đồng).

Theo thương pháp Paasche, xét về nội dung có ý nghĩa kinh tế hơn là chỉ số tổng hợp theo phương pháp Laspeyres. Tuy nhiên, nếu xét trong mối tương quan giữa mặt lượng và mặt chất tác động đến một hiện tượng (Doanh thu phụ thuộc vào giá bán và lượng hàng hoá tiêu   thụ) thì người ta     sử  dụng  phương  pháp Laspeyres, do đó  đây là phương pháp thường được sử dụng.

Nếu chỉ nghiên cứu riêng chỉ số tổng hợp khối lượng thì tuỳ theo số liệu thu thập mà ta có thế chọn phương pháp phù hợp nhưng  với  công thức đơn giản chúng ta cẩn thận, trong nhiều trường hợp tính toán công thức này không có ý nghĩa.

3. Chỉ số trung bình tính từ chỉ số tổng hợp

3.1. Chỉ số  trung bình   điều hòa   về  biến  động  của  chỉ  tiêu chất   lượng:

Trong trường hợp tài liệu chỉ có giá trị ở kỳ báo cáo và chỉ số giá cả cá thể:

Kết luận: Giá cả 3 mặt hàng năm 2007 so với năm 2006 bằng 100,37%, tăng 0,37%.

3.2. Chỉ số trung bình số học  về  biến  động  của  chỉ  tiêu  khối  lượng:

Trong trường hợp tài liệu chỉ cho giá trị kỳ gốc và chỉ số khối lượng cá thể.

Kết luận:   Khối  lượng  hàng hóa tiêu thụ của công ty tính chung 3  mặt  hàng năm 2007 so với năm 2006 bằng 100,3%, tăng 0,3%.

4. Chỉ số không gian

Là chỉ số so sánh các hiện tượng cùng loại nhưng qua các điều kiện không gian khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu sự biến động về lượng hàng bán ra và giá cả các mặt hàng ở hai thị trường khác nhau.

4.1.Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu chất lượng ở hai thị trường A và B.

Về số tuyệt đối: (17.000.000 – 19.000.000) = -2.000.000

Kết luận: Nói chung giá cả hai   mặt hàng ở thị  trường A  thấp hơn thị  trường B là 10,5%.giá trị tiêu thụ ở thj trường A thấp hơn thị trường B 2.000.000.

4.2. Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu khối lượng ở hai thị trường A và B:

Trong trường hợp này có thể có các quyền số khác nhau là các chỉ tiêu chất lượng, chẳng hạn như giá cố định cho từng mặt hàng (p) hoặc tính giá trung bình từng mặt hàng ở hai thị trường).

Kết luận:   Nói chung  lượng hàng tiêu thụ ở thị  trường  A cao  hơn thị trường   B là 10,6%, làm tăng giá trị tiêu thụ của thị trường A cao hơn thị trường B là 881.600.

5. Hệ thống chỉ số liên hoàn 2 nhân tố

Phương pháp   chỉ số giúp nghiên cứu sự  thay đổi của hiện tượng kinh tế qua  thời gian. Ngoài phương pháp chỉ số còn có thể phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thay đổi một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Ví dụ, doanh số bán của một công ty biến động là do ảnh hưởng của hai nhân tố: giá bán và khối lượng hàng tiêu thụ, sản  lượng thu hoạch của một loại cây trồng do  ảnh hưởng của hai loại nhân tố: năng suất thu hoạch và diện tích gieo trồng,…

Giả sử cần phân tích tổng mức hàng hóa tiêu thụ biến động qua hai thời kỳ nghiên cứu trong mốt liên hệ giữa hai nhân tố: giá cả và khối lượng hàng hóa tiêu thu. Hệ thống chỉ số thể hiện mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên như sau:

Ví dụ 2.19:   Từ  số liệu ví  dụ 2.11, nghiên cứu sự  ảnh hưởng của giá bán và lượng

Kết luận: Tổng mức tiêu thụ hàng hóa tính chung 4 mặt hàng năm 2005 so với năm 2000 bằng 277,8% (tăng 117,8%), mức tăng là 1.689.000 ngàn đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố liên quan:

  • Do giá cả năm 2005 so với  năm 2000 tăng 47,1% làm  tăng giá trị   tiêu  thụ là 845.000 ngàn đồng.
  • Do khối lượng các mặt hàng bán ra nói chung tăng 88,8% làm tăng giá trị tiêu thụ là 844.000 ngàn đồng.

Hệ thống liên hoàn hai nhân tố người ta có the mở rộng ra thành hệ thống liên hoàn nhiều nhân tố và chúng ta cũng thực hiện theo nguyên tắc chỉ   số chất lượng thì sử dụng phương pháp Paasche còn chỉ số số lượng thì sử dụng phương pháp Laspeyres. Tuy nhiên, việc mở rộng này tỏ ra không hiệu quả cao vì nó có the làm cho việc phân tích quá phức tạp