Giới thiệu phần mềm SmartPLS

Trong nghiên cứu kinh tế liên quan tới việc phân tích các dữ liệu sơ cấp đặc biệt là các nghiên cứu có sử dụng mô hình SEM, AMOS là phần mềm thường được nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam sử dụng. Ngoài ra cũng có những phần mềm thực hiện tốt những yêu cầu trên và hơn hết là có cách sử dụng và tính năng thân thiện, hiệu quả hơn so với AMOS. Một trong số đó phải kể đến phần mềm SmartPLS. Đối với nhữn người mới bắt đầu nghiên cứu, SmartPLS gây được ấn tượng mạnh bởi sự gọn nhẹ
và trực quan so với các phần mềm cùng loại mà vẫn đảm bảo sự hiệu quả trong ước lượng mô hình. Hãy cùng RCES
tìm hiểu về phần mềm này và áp dụng vào đề tài nghiên cứu của mình nhé!

1. Giới thiệu chung

Với hơn 2.500 trích dẫn trong các ấn phẩm học thuật, SmartPLS là một trong những công cụ phần mềm hàng đầu trong việc ứng dụng cách tiếp cận phương pháp PLS trong ước lượng mô hình SEM (PLS-SEM). Nhà nghiên cứu và sinh viên sẽ nhanh chóng làm quen với SmartPLS và ứng dụng hiệu quả phương pháp PLS-SEM trong đề tài nghiên cứu nhờ sự trực quan và dễ sử dụng.

Đặc biệt khi so sánh với AMOS – phần mềm cũng có chức năng ước lượng SEM, SmartPLS tỏ ra có ưu thế hơn về sự đơn giản, trực quan, thân thiện cho người sử dụng.

2. Chức năng chính

Các mô hình và cách tiếp cận mà SmartPLS hỗ trợ bao gồm:

  • Partial least squares (PLS) path modeling algorithm (including consistent PLS)
  • Ordinary least squares (OLS) regression based on sumscores
  • Advanced bootstrapping options
  • Blindfolding
  • Importance-performance matrix analysis (IPMA)
  • Multi-group analysis (MGA)
  • Hierarchical component models (second-order models)
  • Nonlinear relationships (e.g. quadratic effect)
  • Confirmatory tetrad analysis (CTA)
  • Finite mixture (FIMIX) segmentation
  • Prediction-oriented segmentation (POS)

3. Ứng dụng của SmartPLS

SmartPLS có thể thực hiện hầu hết các nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp với mô hình OLS, SEM hay các mô hình khác. Ví dụ:

  • Nghiên cứu tâm lý học: tâm lý tội phạm, tâm lý học sinh-sinh viên…
  • Nghiên cứu xã hội học: Đánh giá chất lượng dịch vụ, ý kiến của người dân, thống kê y tế…
  • Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và định hướng phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường; sự hài lòng của khách hàng…
  • Nghiên cứu kinh doanh: Dự định mua sản phẩm, xu hướng chấp nhận một sản phẩm, dịch vụ. Định vị thương hiệu trên các thuộc tính sản phẩm, dịch vụ…
  • Nghiên cứu đa dạng sinh học, trong phát triển nông lâm nghiệp…
  • Phân tích thực trạng, tìm ra nhân tố ảnh hưởng, dự đoán được xu hướng xảy ra tiếp theo.