Phân tổ thống kê

1. Khái niệm

Phân tổ còn được gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ (lớp, nhóm) có tính chất khác nhau.

2. Nguyên tắc phân tổ

Một cách tổng quát tổng thể phải được phân chia một cách trọn vẹn, tức là một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.

3. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính

  • Trường hợp tiêu thức thuộc tính chỉ có một vài biểu hiện thì mỗi biểu hiện của tiêu thức thuộc tính có thể chia thành một tổ. Ví dụ, tiêu thức giới tính.
  • Trường hợp tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện, ta ghép nhiều nhóm nhỏ lại với nhau theo nguyên tắc các nhóm ghép lại với nhau có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ phân tổ trong công nghiệp chế biến: Thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, dệt,…

4. Phân tổ theo tiêu thức số lượng

– Trường hợp tiêu thức số lượng có ít biểu hiện, thì cứ mỗi một lượng biến có thể thành lập một tổ.

– Trường hợp tiêu thức số lượng có nhiều biểu hiện, ta phân tổ khoảng cách mỗi tổ và mỗi tổ có một giới hạn:

  • Giới hạn trên: lượng biến nhỏ nhất của tổ.
  • Giới hạn dưới: lượng biến lớn nhất của tổ.

Tuỳ theo   mục đích nghiên cứu, người ta phân ra 2  loại phân tổ  đều và phân tổ

không đều.

  • Phân tổ đều: Là phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau. Thông thường nếu chỉ vì mục đích nghiên cứu phân phối của tổng thể hoặc làm cho bảng thống kê gọn lại thì ta thường dùng phương pháp này.

Đe xác định số tổ hình như không có một tiêu chuẩn tối ưu nó phụ thuộc vào kinh nghiệm. Dưới đây là một cách phân chia tổ mang tính chất tham khảo.

– Trường hợp phân tổ theo tiêu thức số lượng loại liên tục, thường có qui ước sau:

  • Giới hạn trên và giới hạn dưới của 2 tổ kế tiếp trùng nhau.
  • Quan sát có lượng biến bằng đúng giới hạn trên của một tổ nào đó thì đơn

5. Bảng phân phối tần số (Frequency table)

Sau khi phân   tổ chúng ta có thể trình bày  số liệu  bằng cách sử  dụng bảng phân phối tần số để biết được một số tính chất cơ bản của hiện tượng nghiên cứu.


Trong đó lượng biến có thể là giá trị cụ thể hoặc là một khoảng.

  1. Các loại phân tổ thống kê
  • Phân tổ kết cấu:

Trong công tác nghiên cứu thống kê, các bảng phân tổ kết cấu được sử dụng rất phổ biến nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và để nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian.

Ví dụ 1.4: Để xem xét cơ cấu giữa các nhóm ngành trong một quốc gia nào đó ta lập bảng như sau:

Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm của quốc gia X theo nhóm ngành, 2003 -2007

Qua bảng kết  cấu trên, ta thấy có thấy sự thay đổi về dịch chuyển cơ cấu ngành:

Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng, nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản có xu hướng giảm,…

  • Phân tổ liên hệ:

Khi tiến hành phân tổ liên hệ, các tiêu thức có liên hệ với nhau được phân biệt thành 2 loại tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Phân tổ liên hệ có thể được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức: mối liên hệ giữa năng suất với lượng phân bón, nghiên cứu giữa năng suất lao động của công nhân với tuổi nghề, bậc thợ, trình độ trang bị kỹ thuật,…

Ví dụ 1.5: Ta có bảng phân tổ liên hệ sau: