Case study (nghiên cứu tình huống) là một từ đã khá quen thuộc với nhiều sinhviên đại học. Đây là tên của một công cụ được sử dụng trong giảng dạy (đặcbiệt trong các ngành kinh doanh và quản trị), đồng thời cũng là một phươngpháp thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu định tính và được sử dụng rất phổbiến trong nghiên cứu khoa học xã hội ở nhiều lĩnh vực như tâm lí học, xã hộihọc, marketing, kinh doanh, …
Bản chất của một nghiên cứu tình huống là làm sáng tỏ một quyết định hoặc thiết lập các quyết định: tại sao chúngđược thực hiện, chúng đã được thực hiện như thế nào, và với kết quả gì (Schramm, 1971). Định nghĩa trên đề cập tới trường hợp nghiên cứu về những quyết định là sự tập trung chính của phương pháp nghiêncứu case study. Tuy nhiên, còn có những trường hợp nghiên cứu phổ biến khác, ví dụ như các cá nhân (individuals),các tổ chức (organizations), các quá trình (processes), các chương trình (programs), hay thậm chí là các sự kiện(events), …
Theo Robert Yin, một nghiên cứu tình huống là một cuộc điều tra thực nghiệm, điều tra về một hiện tượng đương đạitheo chiều sâu và trong bối cảnh thực sự của nó, đặc biệt là khi ranh giới giữa hiện tượng và bối cảnh không rõ ràng.
Khi nào nên lựa chọn phương pháp nghiên cứu case study?
Để lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất, người nghiên cứu cần dựa trên câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. Không có công thức chung nào cho các bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (case study), tuy nhiên việc lựa chọn sử dụng phương pháp này có thể phù hợp nếu rơi vào 3 trường hợp sau:
– Thứ nhất, câu hỏi nghiên cứu là “như thế nào” (how) hoặc “tại sao” (why). Khác với các câu hỏi “cái gì” (what), đây là các câu hỏi mang tính chất giải thích nhiều hơn. Ví dụ, với câu hỏi nghiên cứu là “Tại sao ngân hàng nhỏ của Việt Nam quản trị rủi ro chưa tốt?” thì nghiên cứu sử dụng phương pháp case study sẽ phù hợp khi nghiên cứu trường hợp của một (hoặc một vài) ngân hàng nào đó và chỉ ra các nguyên nhân kèm theo các bằng chứng khoa học.
– Thứ hai, người nghiên cứu gần như không có sự kiểm soát đến các vấn đề, sự kiện nghiên cứu.
– Thứ ba, nghiên cứu tập trung vào những hiện tượng đang xảy ra được đặt trong bối cảnh thực tế. Chính điều này phân biệt các nghiên cứu case study với các nghiên cứu sử dụng những phương pháp khác trong nghiên cứu khoa học.
Với đặc thù tình huống bối cảnh thực tế, người nghiên cứu sẽ phải sử dụng một chiến lược để tạo được sự thuyết phục cho kết quả nghiên cứu; đó là là sử dụng nhiều bằng chứng khác nhau (ví dụ như từ nguồn tài liệu, quan sát, phỏng vấn, …) ; kết hợp với các số liệu cần thiết. Đây là điểm thú vị của phương pháp này, tuy nhiên cũng là thách thức cho người làm nghiên cứu về mặt dữ liệu.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp nghiên cứu case study?
– Ưu điểm:
+ Giúp người nghiên cứu trả lời được sâu các câu hỏi “như thế nào” hoặc “tại sao” linh hoạt trong khi các nghiên cứu định lượng khó thực hiện được.
+ Có thể sử dụng nhiều nguồn chứng cứ, dữ liệu khác nhau để trả lời câu hỏi nghiên cứu (số liệu, dữ liệu lịch sử, quan sát, phỏng vấn, …).
+ Nghiên cứu đi sâu vào một hoặc một số trường hợp/đối tượng, do đó từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra giải pháp thực tiễn hoặc bài học rút ra cho chủ thể trường hợp/đối tượng được nghiên cứu.
– Hạn chế:
+ So với các phương pháp nghiên cứu khác, những người nghiên cứu phương pháp study thường không xây dựng được quy trình rõ ràng như các phương pháp, do đó nếu thực hiện nghiên cứu với phương pháp, bạn cần đọc nhiều tài liệu chất lượng có liên quan để đảm bảo có hình dung rõ ràng về phương pháp.
+ Không có tính khái quát cao bởi thông thường khi sử dụng phương pháp này sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu vào tình huống của một (hoặc một vài) đối tượng. Do đó, kết quả nghiên cứu không có tính chất khái quát cao như các nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu với mẫu đa dạng.
+ Kết quả của nghiên cứu tình huống thường ở dạng dữ liệu định tính (nhiều chữ viết), do đó có dễ gây khó khăn chongười đọc nếu khả năng viết của người nghiên cứu không tốt.
Quy trình thực hiện nghiên cứu case study?
Bước 1: Lên kế hoạch – Lựa chọn phương pháp
Bước 2: Thiết kế nghiên cứu
Bước 3: Chuẩn bị trước khi tiến hành thu thập dữ liệu
Bước 4: Thu thập dữ liệu
Bước 5: Phân tích dữ liệu
Bước 6: Chia sẻ, thảo luận kết quả phân tích
Mỗi bước trên có thể liên quan chéo với nhau trong toànbộ quá trình chứ không chỉ liên quan với bước sau đó.Hoạt đông thiết kế nghiên cứu cần phải điều chỉnh khi xảy ra lỗi trong quá trình thực hiện, do đó sự linh hoạt của ngườilàm nghiên cứu là rất cần thiết. Bạn vui lòng tham khảo thêm tài liệu ở cuối bài viết để tìm hiểu thêm về quy trình thựchiện này.
Case study trong các nghiên cứu đánh giá
Case study có vai trò nổi bật trong việc đánh giá, chẳng hạn một sự can thiệp nào đó, một tác động của một chínhsách, biện pháp cụ thể nào đó. Các hướng áp dụng case study trong lĩnh vực này:
– Quan trọng nhất là giải thích các quan hệ nhân quả trong sự can thiệp vào đời sống hiện thực mà quá phức tạp đểsử dụng các chiến lược survey hoặc thử nghiệm.
– Mô tả bối cảnh đời sống – hiện thực trong đó sự can thiệp đã diễn ra.
– Case study đóng vai trò minh họa cho sự can thiệp, giúp vào việc đánh giá sự can thiệp này.
– Sử dụng case study để thăm dò, phát hiện những tình huống trong đó, sự can thiệp cần đánh giá chưa cho nhữnghệ quả rõ ràng, xác định.
– Một nghiên cứu sử dụng phương pháp case study có thể nghiên cứu về một (hoặc nhiều hơn một) đối tượng / trường hợp / tình huống. Bên cạnh đó, khi làm nghiên cứu, bạn có thể kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau, ví dụ các nghiên cứu sử dụng phương pháp case study có thể sử dụng thêm phương pháp khảo sát hoặc ngược lại.
Bạn có thể xem thêm tài liệu “Case study Research: Research and Design” (tái bản lần thứ 4) của tác giả Robert K. Yin
tại đây (3 chương đầu) và tại đây (chương 5, 6).
Tài liệu tham khảo:
Robert K. Yin (2009), Case study Research: Research and Design.
Thành Nhân, Nghiên cứu trường hợp (case study) như một chiến lược nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học.
Case studies are a popular research method in business area. Case studies aim to analyze specific issues within the boundaries of a specific environment, situation or organization.
According to its design, case studies in business research can be divided into three categories: explanatory, descriptive and exploratory.
Explanatory case studies aim to answer ‘how’ or ’why’ questions with little control on behalf of researcher over occurrence of events. This type of case studies focus on phenomena within the contexts of real-life situations. Example: “An investigation into the reasons of the global financial and economic crisis of 2008 – 2010.”
Descriptive case studies aim to analyze the sequence of interpersonal events after a certain amount of time has passed. Studies in business research belonging to this category usually describe culture or sub-culture, and they attempt to discover the key phenomena. Example: “Impact of increasing levels of multiculturalism on marketing practices: A case study of McDonald’s Indonesia.”
Exploratory case studies aim to find answers to the questions of ‘what’ or ‘who’. Exploratory case study data collection method is often accompanied by additional data collection method(s) such as interviews, questionnaires, experiments etc. Example: “A study into differences of leadership practices between private and public sector organizations in Atlanta, USA.”
Advantages of case study method include data collection and analysis within the context of phenomenon, integration of qualitative and quantitative data in data analysis, and the ability to capture complexities of real-life situations so that the phenomenon can be studied in greater levels of depth. Case studies do have certain disadvantages that may include lack of rigor, challenges associated with data analysis and very little basis for generalizations of findings and conclusions.