Bạn có đam mê với nghiên cứu khoa học? Vậy tại sao không thử sức trong một đề tài nghiên cứu tự chọn theo chuyên môn của mình? Hay bạn đang phân vân về trình độ liệu mình có đủ điều kiện để tham gia nghiên cứu khoa học? Vậy hãy xem bạn thuộc đối tượng nào trong những đối tượng là nhà nghiên cứu khoa học dưới đây:
– Các chuyên gia nghiên cứu ở mọi lĩnh vực làm việc trong Viện, Trung tâm nghiên cứu
– Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học – Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp
– Các chuyên gia trong cơ quan quản lý Nhà nước
– Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân
– Sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học có tổ chức nghiên cứu hoặc tham gia nhóm nghiên cứu bên ngoài trường được tổ chức bởi một trung tâm,…
Dĩ nhiên những người thuộc các đối tượng trên đều có đầy đủ tố chất cần thiết để tiến hành nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên với đối tượng là sinh viên, bạn e ngại về kiến thức chuyên môn chưa đủ sâu, chưa đủ rộng để thực hiện một cuộc nghiên cứu hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể thử sức với một đề tài nhỏ, chủ đề hẹp, tích lũy dần kiến thức, kỹ năng cho cơ hộ sau này. Việc nghiên cứu khoa học từ khi còn là sinh viên giúp bạn có điều kiện khám phá nhiều điều mới mẻ, trau dồi kiến thức chưa biết nhưng lại cần thiết đồng thời còn đem lại cho bản thân thêm kỹ năng mềm giúp ích cho các hoạt động mai sau.
2. Nhà nghiên cứu khoa học cần có những tố chất nào?
Nằm trong vấn đề cần nghiên cứu – công việc cần tới sự sáng tạo và có hệ thống được thực hiện để tăng kho kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hóa – xã hội và việc sử dụng kho kiến thức này để đưa ra ứng dụng mới. Vì vậy những người đạt trình độ nghiên cứu cần có:
– Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu: Đây sẽ là yêu cầu trước tiên để có đạt điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học. Chỉ khi am hiểu về lĩnh vực trong đề tài nghiên cứu các hoạt động đem tới kết quả mới đi đúng hướng.
– Có tình thần đam mê, nhiệt huyết, thích khám phá tìm kiếm cái mới trong cuộc sống
– Nhận định về khoa học khách quan và trung thực nhất
– Có kỹ năng làm việc tập thể hoặc độc lập có phương pháp cụ thể: Nghiên cứu khoa học cần nghiên cứu rất nhiều vấn đề xung quanh một đề tài chính vì vậy hoạt động này thường sẽ được triển khai theo nhóm hoặc nếu có năng lực cao vẫn có thể làm việc cá nhân. Tuy nhiên dù là làm cá nhân hay làm theo nhóm thì công việc nghiên cứu vẫn cần được triển khai theo đúng phương pháp.
– Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu từ lúc là sinh viên: Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học nhiều trường đại học đã phát động cuộc thi nghiên cứu khoa học với đề tài chuyên môn tự chọn thu hút sự tham gia của không ít nhóm sinh viên. Họ đều là những người có niềm đam mê nghiên cứu, tinh thần ham học hỏi, thích khám phá những điều mới mẻ. Đặc biệt với nhiệt huyết của tuổi trẻ, đối tượng nghiên cứu này luôn hy vọng đem đến những điều mới mẻ chứng minh năng lực sau quá trình nghiên cứu với nhà trường tạo tiền đề cho nhiều công trình nghiên cứu lớn sau này cống hiến cho nền khoa học nước nhà.