Sự khác biệt và quan hệ giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp định lượng và định tính có vai trò rất lớn đối với đề tài nghiên cứu, hai phương pháp này sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng tuy nhiên hai phương pháp này lại trái ngược nhau về cách thức và phương pháp hoạt động. Trong các ngành khoa học xã hội đặc biệt là ngành xã hôi học, nhân chủng học và tâm lý học, việc sử dụng một hoặc các loại phương pháp có thể gây tranh cãi và thậm chí đến mức hệ tư tưởng, đặc biệt với các hệ tư tưởng trong từng ngành thường ưu tiên một loại phương pháp và coi thường phương pháp nghiên cứu kia. Xu hướng lớn trong suốt lịch sử của khoa học xã hội thường sử dụng phương pháp tiếp cận theo cách kết hợp cả hai phương pháp một cách cân bằng. Phương pháp định tính có thể được sử dụng để hiểu được ý nghĩa của các kết luận được đưa ra thông qua phương pháp định lượng. Sử dụng phương pháp định lượng có thể đưa ra khái niệm chính xác và có thể kiểm chứng với những ý tưởng đạt được thông qua phương pháp định tính. Sự kết hợp giữa thu thập dữ liệu định lượng và định tính thường được gọi là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Diriwächter và Valsiner, 2006).

Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định lượng
1/ Đinh nghĩa :
NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học. NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
2/ Lý thuyết:
NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu. NCĐL chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan
3/ Phương hướng thực hiện:
a/ Phỏng vấn sâu :

– phỏng vấn không cấu trúc.

– phỏng vấn bán cấu trúc.

– phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.

b/ Thảo luận nhóm:

– thảo luận tập trung.

– thảo luận không chính thức.

c/ Quan sát tham dự:

a/ Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.

b/ nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm.

vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn.

c/ Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian.

d/ Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể.

e/ Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm .

4/ Cách chọn mẫu:
a/ chọn mẫu xác xuất :

– mẫu xác xuất ngẫu nhiên.

– mẫu xác xuất chùm

– mẫu hệ thống.

– mẫu phân tầng.

– mẫu cụm.

a/ chọn mẫu xác xuất:

– mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

– chọn mẫu hệ thống.

– chọn mẫu phân tầng.

– chọn mẫu cụm.

5/ Cách lập bảng hỏi:
– không theo thứ tự.

– câu hỏi mở.

– câu hỏi dài.

– câu hỏi gây tranh luận.

– theo thứ tự.

– câu hỏi đóng – mở.

– câu hỏi được soạn sẵn.

– câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.

– câu hỏi không gây tranh luận

Tài liêu tham khảo

Diriwächter, R. & Valsiner, J. (January 2006) Qualitative Developmental Research Methods in Their Historical and Epistemological Contexts. FQS. Vol 7, No. 1, Art. 8.