Bảng hỏi (Questionnaire)

Bảng hỏi là bảng liệt kê các câu hỏi mà người được phỏng vấn tự trả lời bằng cách tự viết vào. Khác nhau giữa phỏng vấn và bảng hỏi là người phỏng vấn có thể hỏi, giải thích nếu cần và ghi lại câu trả lời còn bảng câu hỏi là do chính người trả lời ghi vào. Bảng hỏi cần phải có câu hỏi rõ ràng, dễ đọc, dễ theo dõi, dùng ngôn ngữ phổ biến như văn nói giao tiếp thông thường mà người được phỏng vấn cảm thấy quen thuộc. Những câu hỏi nhạy cảm thường kèm theo sự giải thích rõ ràng. Tốt nhất là dùng font chữ khác để phân biệt với câu hỏi khác.

1. Các cách khác nhau trong việc áp dụng bảng hỏi trong thu thập số liệu, thông tin

  • Gởi bưu  điện là  phổ  biến nhất. Tuy nhiên  cần  phải có  địa chỉ  của người được

phỏng vấn. Cần gởi kèm theo bì thư ghi địa chỉ phản hồi và dán sẵn tem để họ gởi lại sau khi điền câu trả lời. Cần có thư ngỏ đính kèm với bảng hỏi.

  • Thu thập tại nơi hội họp, học tập hoặc nơi công cộng như sinh viên, học viên các

chương trình, trung tâm mua sắm, y tế, bệnh viện, trường học, quán ăn, câu lạc bộ giải trí

Nội dung của thư ngỏ:

Thư ngỏ   đặc biệt quan trọng khi sử dụng bảng hỏi. Nội  dung chủ  yếu  của thư ngỏ gồm:

  • giới thiệu cơ quan tổ chức mà chúng ta đại diện;
  • mô tả mục tiêu chính của nghiên cứu (2-3 câu);
  • giải thích tầm quan trọng của nghiên cứu;
  • những hướng dẫn chung;
  • xác nhận rằng việc tham gia trả lời bảng hỏi là tự nguyện nếu người được hỏi không muốn trả lời họ có quyền trả lời;
  • bảo đảm nguồn thông tin là do chính họ cung cấp;
  • cung cấp cho họ số điện thọai, địa chỉ liên lạc trong trường hợp họ cần trao đổi thắc mắc hay hỏi lại những điều chưa rõ;
  • địa chỉ gởi lại bảng trả lời và thời gian;
  • cảm ơn vì sự hợp tác.

2. Các dạng câu hỏi

Có 2 dạng câu hỏi chính: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Trong câu hỏi mở câu trả lời không được đưa ra trước để lựa chọn mà  đối tượng phải tự trả lời theo cách của họ.

Trong câu hỏi  đóng thường có sẵn các phương án trả lời cho lựa chọn và thường có câu trả lời khác kèm theo đề nghị giải thích. Ví dụ:

3. Ưu nhược điểm của câu hỏi mở

  • Cung cấp thông tin sâu (nhất là người phỏng vấn có kinh nghiệm), phong phú nhưng xử lý thông tin và phân tích dữ liệu khó hơn. Nhà nghiên cứu cần phân tích nội dung thông tin để làm rõ dữ liệu.
  • Tạo cho người trả lời sự tự do diễn đạt ý tưởng của họ chứ không trả lời theo một khuôn mẫu định sẵn. Tuy nhiên một số người không có khả năng trả lời một số câu hỏi sẽ dẫn đến kết quả thiếu thông tin.
  • Tránh được thiên lệch từ phía người người trả lời nhưng có thể bị thiên lệch từ người hỏi.

4. Ưu nhược điểm của câu hỏi đóng

  • Thiếu thông tin sâu và ít có sự khác biệt.
  • Thiên lệch do các câu trả lời định sẵn (thiên lệch từ ý tưởng của người đặt câu hỏi).
  • Do câu trả lời định sẵn nên có thể không phản ánh đúng ý kiến của người được hỏi, trả lời thiếu động não.
  • Ưu điểm lớn nhất là thông tin dữ liệu thu thập được dễ dàng phân tích và xử lý.

5. Một số chú ý khi đặt câu hỏi

  • Câu hỏi phải đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, sử dụng ngôn từ bình thường hàng ngày.
  • Cần xem xét trình độ, kiến thức của đối tượng được hỏi liệu họ có trả lời được câu hỏi đặt ra không
  • Cần phải chắc chắn rằng bất cứ người nào cũng hiểu được câu hỏi với cùng một kiểu tức là mỗi người đều hiểu ý nghĩa như nhau cho cùng một câu hỏi. Ví dụ: “chúng ta thấy căn-tin trường mình được không?” ; “công việc của chúng ta có gặp trở ngại vì chúng ta có con nhỏ không?” Có? Không?. Có 2 trường hợp trả lời không: chúng ta không có con nhỏ hoặc chúng ta có con nhỏ nhưng không ảnh hưởng tới công việc.
  • Mỗi câu hỏi chỉ liên quan đến 1 khía cạnh, không đặt câu hỏi ghép. Đừng hỏi những câu có 2 ý cùng một lúc. “chúng ta có thường đến thư viện không và mỗi lần đến khoảng bao lâu? Để làm gi?”
  • Các câu hỏi phải được hình thành theo phương cách để tránh cho người trả lời mà không có lối thoát như trả lời “không biết” hay “không bình luận”…
  • Các câu hỏi được hình thành cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự và mềm dẻo như: xin ông/bà vui lòng cho biết.
  • Đừng hỏi những câu có định hướng trả lời: “ở TP.HCM, tình trạng thất nghiệp đang tăng lên đúng không?” “chúng ta có nghĩ hút thuốc là có hại cho sức khỏe không?”
  • Đừng hỏi những câu dựa trên giả định. “Một ngày chúng ta hút bao nhiêu điếu thuốc?”
  • Các câu hỏi phải được sắp xếp từ câu hỏi tổng quan đến cụ thể.
  • Cần ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đồng nghiệp cho bảng hỏi.
  • Tổ chức điều tra thử để xem xét, chỉnh sửa câu hỏi, bảng hỏi trước khi hoàn tất bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức.

6. Bốn bước cơ bản để đặt câu hỏi đúng

Nguyên tắc chung là “câu hỏi của chúng ta đặt ra phải gắn với mục tiêu nghiên cứu của chúng ta”. Do đó xác định rõ mục tiêu đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Mỗi câu hỏi đặt ra đều xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu hoặc những giả thiết của nghiên cứu.

– Bước 1: xác định thật rõ mục tiêu, liệt kê ra tất cả mục tiêu cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thiết đã được kiểm chứng (nếu có).

Ví dụ 4.1 Nhận dạng chủ đề nghiên cứu vấn đề nghiện rượu trong xã hội

Liệt kê các khía cạnh của chủ đề nghiên cứu

  • Nguyên nhân gây nghiện rượu.
  • Tác động của nghiện rượu đối với gia đình.
  • Thái độ của cộng đồng đối với vấn đề nghiện rượu.
  • ảnh hưởng của nghiện rượu đến năng suất lao động.

Lựa chọn

Tác động của nghiện rượu đối với gia đình

Xác định mục tiêu chung: tìm ra những tác động của nghiện rượu đối với gia đình.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Tìm ra những tác động của nghiện rượu đến quan hệ hôn nhân.
  2. Xác định được những  ảnh hưởng của  nghiện rượu đến  đời sống của con cái trong gia đình.

Tìm ra những ảnh hưởng của nghiện rượu đến tình hình tài chính của gia đình.

– Bước 2: với mỗi mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu, liệt kê tất cả những câu hỏi có liên quan mà chúng ta muốn trả lời thông qua nghiên cứu của chúng ta

Đặt câu hỏi

  1. Nghiện rượu có tác động gì đến quan hệ hôn nhân ?
  2. Nghiện rượu ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con cái trong gia đình ?
  3. Nghiện rượu ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của gia đình ?

– Bước 3: với mỗi câu hỏi liệt kê ở bước 2, liệt kê các yêu cầu thông tin, chỉ số đo lường, đánh giá để trả lời câu hỏi đó

Thông tin yêu cầu/chỉ số đo lường:

  1. Các thông tin liên quan đến tình hình và kết quả học tập của con cái (điểm số trung bình, số ngày nghỉ học, bỏ học, thời gian tự học ở nhà….)
  2. Những thay đổi trong thái độ, quan hệ trong gia đình, quan hệ chúng ta bè (gọi điện thọai, vui buồn…)
  3. Những thay đổi trong nếp sống, giờ giấc sinh họat (thời gian ba mẹ dành cho con, đưa đón con…)

– Bước 4: thiết lập câu hỏi để đạt được thông tin yêu cầu Điểm trung bình năm hoc………………………… ?

Kết quả học tập năm….. đạt lọai (giỏi, khá, trung bình, yếu)?

Số buổi nghỉ học có lý do?

Số buổi nghỉ học không lý do?

Số lần đi học trễ?

Thời gian tự học ở nhà trung bình mỗi ngày là bao nhiêu giờ? So với năm trước tăng hay giảm? Lý do tăng, lý do giảm?

– chú ý: trong trường hợp một thông tin yêu cầu hoặc một chỉ số có thể có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau nhưng chỉ nên chọn 1.

7. Trật tự của các câu hỏi

Trật tự của các câu hỏi trong bảng questionnaire hay trong phỏng vấn là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mức độ tham gia cũng như thái độ của người trả lời và do đó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin, dữ liệu thu thập được. Có hai quan điểm trong việc sắp xếp trật tự các câu hỏi (1) theo trật tự ngẫu nhiên (2) sắp xếp có hệ thống dựa trên mục tiêu nghiên cứu. Quan điểm thứ 2 cho rằng việc sắp xếp có hệ thống các câu hỏi sẽ dần dần giúp người trả lời đi vào vấn đề cần nghiên cứu, bắt đầu từ các câu hỏi dễ, đơn giản đến các câu hỏi khó và phức tạp hơn. Bằng cách hỏi như vậy sẽ tạo hứng thú cho người trả lời và họ không cảm thấy quá khó hoặc quá phức tạp. Tuy nhiên quan điểm sắp xếp câu hỏi ngẫu nhiên rất phù hợp trong các nghiên cứu mà người nghiên cứu muốn người trả lời  trình bày  sự      đồng   thuận hoặc    không đồng thuận của họ với những khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu. Trong trường hợp đó việc sắp xếp câu hỏi có hệ thống có thể tạo điều kiện cho người trả lời xuôi theo ý tưởng chủ quan của người đặt câu hỏi.

8. Kiểm tra và điều chỉnh bảng câu hỏi

Đây là một khâu rất quan trọng trong thu thập dữ liệu. Sau khi sọan bảng câu hỏi hòan chỉnh cần thiết phải điều tra thử để kiểm tra lại tính hợp lý của câu hỏi, sử dụng ngôn từ có đơn giản dể hiểu không? Người trả lời có hiểu sai câu hỏi không, có trả lời được không? Độ dài của bảng câu hỏi đã phù hợp chưa? Sắp xếp các phần nội dung có hợp lý không?

9. Lựa chọn giữa phỏng vấn và bảng hỏi

Lựa chọn giữa phỏng vấn và bảng hỏi là rất quan trọng. Cần cân nhắc kỹ ưu điểm của 2 phương pháp có thể ảnh hưởng đến tính chính xác, độ tin cậy của các kết quả.

Có 3 tiêu chí để lựa chọn

  • Bản chất của điều tra.

Nếu vấn đề nghiên cứu làm cho đối tượng cảm thấy lưỡng lự, do dự khi trả lời trực tiếp với phỏng vấn viên thì sử dụng bảng hỏi là thích hợp hơn. Ví dụ nghiên cứu vấn đề nghiện ngập, uống rượu, vấn đề tình dục, hành động tội phạm hoặc vấn đề tài chính cá nhân. Tuy nhiên trường hợp sử dụng phỏng vấn để điều tra các vấn đề nhạy cảm lại thu thập được thông tin tốt hơn. Điều đó tùy thuộc vào cộng đồng và kỹ năng của người phỏng vấn.

  • Độ phân tán của đối tượng được nghiên cứu.

Nếu đối tượng sống quqá phân tán, rải rác thì không có cách lựa chọn nào khác hơn là dùng bảng hỏi vì phỏng vấn là vô cùng tốn kém.

  • Loại đối tượng nghiên cứu.

Nếu là mù chữ hoặc còn quá nhỏ, quá già, bị tàn tật, người dân tộc thiểu số…thì bắt buộc phải phỏng vấn.