Nguồn dữ liệu và Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

1. NGUỒN DỮ LIỆU

Có hai loại nguồn dữ liệu cơ bản là (1) dữ liệu thứ cấp và (2) dữ liệu sơ cấp.

1.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

Có nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên đánh giá thấp nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn. vì vậy chúng ta bắt đầu xem xét sự hợp lý của nguồn dữ liệu thứ cấp đối với vấn đề nghiên cứu của chúng ta trước khi tiến hành thu thập dữ liệu của chính mình. Các cuộc tổng điều tra về dân số, nhà ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra kinh tế xã hội hộ gia  đình    (đa mục     tiêu)….do chính phủ yêu cầu là  những nguồn  dữ liệu rất quan trọng cho các nghiên cứu kinh tế xã hội.

Ngoài ra, một số nguồn dữ liệu dưới đây có thể là quan trọng cho các nghiên cứu của chúng ta bao gồm:

  • các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường..
  • các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học;
  • các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan;
  • tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
  • cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn của các sinh viên khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác.

Ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu thứ cấp là tiết kiệm tiền, thời gian.

Nhược điểm trong sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là:

  • số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta. khó phân loại dữ liệu, các biến số và đon vị đo lường có thể khác nhau …
  • dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.

Vì vậy, trách nhiệm của người nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của người khác là dựa vào dữ liệu thứ cấp hay so cấp. vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra dữ liệu gốc.

1.2. Dữ liệu sơ cấp

Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta cần phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu so cấp. Hay nói cách khác dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập.

2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP

2.1. Phân biệt nghiên cứu định lượng và định tính

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu định tính và định lượng

Có 3 phương pháp phổ biến: (1) quan sát; (2) phỏng vấn và (3) điều tra qua bảng hỏi.

a. Phương pháp quan sát

  • Quan sát có tham dự (nhập vai) ví dụ đóng vai là hành khách đi xe buýt công cộng để tìm hiểu chất lượng phục vụ hoặc đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng.
  • Quan sát không có tham dự (không nhập vai). Ví dụ quan sát và đếm các lọai phương tiện qua cầu, qua chốt giao thông; quan sát người công nhân trong dây chuyền sản xuất để làm định mức lao động; quan sát địa bàn nơi sẽ tiến hành khảo sát(nhà cửa, đường sá, các csvckt, chợ búa trường học, cách đi lại giao tiếp của người dân trong cộng đồng)…

Những trở ngại khi sử dụng phương pháp quan sát là:

  • Đối tượng thay đổi hành vi khi cảm thấy bị quan sát theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
  • Thiên lệch chủ quan của người quan sát.
  • Diễn giải khác nhau cho cùng một quan sát giữa những người quan sát khác nhau.
  • Quan sát phiến diện hoặc ghi chép thiếu. Quan sát kỹ, ghi chép thiếu hoặc quan sát thiếu nhưng ghi chép kỹ chú tâm quan sát quên ghi chép và ngược lại.

Lưu ý:

Phương pháp quan sát thường được vận dụng trong nghiên cứu marketing (quan sát hành vi người tiêu dùng), hoặc quan sát bấm giờ trong nghiên cứu tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tính định mức lao động hoặc một số nghiên cứu tổ chức hệ thống giao thông vận tải, đếm lượng xe lưu thông qua cầu, phà…

b. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu rất thông dụng. Trong cuộc sống đời thường chúng ta thu thập thông tin thông qua các dạng khác nhau của việc giao tiếp với người khác. Bất kỳ giao tiếp nào giữa 2 hay nhiều người với mục đích định trước gọi          là phỏng          vấn. Một mặt,                    phỏng       vấn  có              thể       rất    linh hoạt,   uyển          chuyển            khi phỏng vấn viên tự do đặt câu hỏi xung quanh vấn đề cần khảo sát, mặt khác, phỏng vấn có thể không linh hoạt khi phỏng vấn viên bám sát theo các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Do đó phỏng vấn được phân loại tùy vào mức độ linh hoạt như trình bày trong sơ đồ dưới đây:

Các dạng phỏng vấn: (1) cấu trúc; (2) không cấu trúc và (3) bán cấu trúc.

Trong phỏng vấn cấu trúc trình tự (trật tự, cấu trúc) phỏng vấn, nội dung phỏng vấn và câu hỏi phỏng vấn cùng với những câu từ trong đó đều được định sẵn. Ngược lại, trong phỏng vấn không cấu trúc thì trật tự phỏng vấn, nội dung phỏng vấn cũng như các câu hỏi phỏng vấn đều linh hoạt, có thể thay đổi tùy hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Phỏng vấn bán cấu trúc là sự kết hợp của hai loại phỏng vấn trên.

Phỏng vấn không cấu trúc

Một số dạng phỏng vấn không cấu trúc thường được sử dụng là: phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm mục tiêu, tường thuật và truyền miệng.

Phổ biến nhất hiện nay là phương pháp kết hợp khảo sát định lượng (phỏng vấn cấu trúc thường bằng các câu hỏi đóng, questionnaire) với khảo sát định tính bằng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham dự PRA (participatory rapid appraisal). Phương pháp này áp dụng phỏng vấn bán cấu trúc bằng câu hỏi mở, thảo luận nhóm mục tiêu, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn cá nhân với sự tham dự của các đối tượng nghiên cứu và phỏng vấn sâu.

Phỏng vấn sâu là phỏng vấn trực tiếp trên cơ sở hiểu biết tin tưởng lẫn nhau (thường là phỏng   vấn                   lặp  lại). Người           được phỏng vấn  trình bày những   nhận thức,  hiểu  biết, kinh nghiệm và hòan cảnh sống của họ bằng ngôn ngữ của chính họ. Phỏng vấn sâu thường sử dụng trong các nghiên cứu tình huống, nghiên cứu điển hình.

Phỏng vấn nhóm    mục tiêu (thảo luận  nhóm mục  tiêu): tương  tự  như  phỏng vấn  sâu những người phỏng vấn trao đổi với 1 nhóm, còn người được phỏng vấn làm việc với cá nhân. Chủ đề phỏng vấn được phát triển rộng bởi người phỏng vấn hoặc nhóm. Những vấn đề chính sẽ được phát hiện quan thảo luận nhóm và các thành viên, chia xẻ nhận thức, quan điểm của họ về cùng nhhững vấn đề quan tâm. Người phỏng vấn cần ghi chép lại một cách trung thực ý kiến của nhóm. Tốt nhất nhờ thư ký hoặc ghi âm, ghi hình vì người phỏng vấn cần tập trung làm tốt vai trò người hướng dẫn thảo luận, sau đó cần kiểm tra lại những thông tin đã ghi chép. Chú ý khi bắt đầu vào thảo luận cần phải có thời gian để các thành viên trong nhóm tự giới thiệu về mình. Thư ký nên đánh số thứ tự cho các thành viên và khi họ phát biểu chỉ cần ghi lại số thứ tự đó (vừa ghi chép nhanh vừa đảm bảo khách quan hoặc bảo mật thông tin cá nhân cho người tham gia thảo luận).

Phỏng vấn chuyên gia và những người chủ chốt (key persons): tương tự như phỏng vấn sâu nhưng đối tượng phỏng vấn là những chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và những người am hiểu cộng đồng, am hiểu địa bàn nơi tiến hành khảo sát (kỹ sư, giám đốc các cơ quan, cán bộ địa phương các cấp, lão nông tri điền, …).

Tường thuật:   nghe người trong   cuộc  tường thuật lại  những  gì  đã xảy  ra trong cuộc sống của  họ, nhà nghiên cứu  chỉ  lắng  nghe, thỉnh   thỏang  sử dụng các  kỹ  thuật để khuyến khích người nói hứng khởi hơn; ví dụ dùng những tiếng đệm như: “à há”; “ừm ừm”; “yah”; “đúng rồi”, v.v, vào những thời điểm thích hợp. Cơ bản là để cho người nói nói một cách tự nhiên, không được cắt ngang câu chuyện làm họ mất hứng. Tường thuật là một phương pháp thu thập thông tin dữ liệu rất hữu hiệu đặc biệt với những vấn đề nhạy cảm, ví dụ nghiên cứu vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đối với những người đã trải qua chuyện đó. Là nhà nghiên cứu chúng ta đề nghị họ tường thuật lại kinh nghiệm đã qua và họ bị tác động như thế nào. Giống như phỏng vấn nhóm, cần chọn cách ghi chép thật thích hợp. Sau khi nghe tường thuật câu chuyện xong chúng ta phải ghi chép lại một cách tỉ mỉ, trung thực và phải đưa lại cho người tường thuật xem để kiểm tra tính chính xác của thông tin.

Truyền miệng: giống như phương pháp tường thuật, phương pháp truyền miệng sử dụng cả 2 cách lắng nghe thụ động và chủ động. Phương pháp này thường áp dụng để nắm bắt những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ hay để hiểu biết văn hóa, phong tục tập quán hoặc những câu chuyện đã xáy ra trong quá khứ từ thế hệ này qau thế hệ khác. Nếu như tường   thuật        là         kể        lại câu chuyện của             bản    thân người  đó thì truyền miệng là kể lại sự kiện lịch sử, xã hội hoặc văn hóa.

Thu thập thông tin dữ liệu bằng phỏng vấn không cấu trúc cực kỳ hữu ích trong trường hợp cần những thông tin sâu hoặc chưa hiểu biết nhiều về vùng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu. Sự linh họat giúp người phỏng vấn khai thác được nhiều thông tin phong phú trước khi tiến hành phỏng vấn cấu trúc. Tuy nhiên phỏng vấn không cấu trúc hạn chế khả năng so sánh và dễ bị thiên lệch trong quá trình thu thập thông tin. Do đó cần thiết phải có hướng dẫn phỏng vấn như là một phương tiện để thu thập dữ liệu. Phương pháp này cũng            đòi    hỏi      người phỏng vấn  phải có    kỹ        năng rất cao, cao  hơn       so với sử dụng phương pháp phỏng vấn cấu trúc.

Phỏng vấn cấu trúc

Trong phỏng vấn cấu trúc, nhà nghiên cứu hỏi một lọat các câu hỏi xác định trước theo một trật tự nhất định trong bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi gồm các câu hỏi đóng hoặc mở được chuẩn bị sẵn cho phỏng vấn viên. Thường là dùng hình thức trắc nghiệm, đưa ra các phương án trả lời khác nhau để người được phỏng vấn lựa chọn. Tuy nhiên thông thường bao giờ cũng có câu trả lời khác. Bảng câu hỏi là phương tiện còn việc phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu. Ưu điểm chính của phỏng vấn cấu trúc là cung cấp thông tin có khả năng so sánh. Phỏng vấn cấu trúc không đòi hỏi kỹ năng phỏng vấn cao như trong phỏng vấn bán cấu trúc.