Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý luận (literature review)

Phân tích lí thuyết là thao tác phân tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức, cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, bản chất, cấu trúc bên trong của lí thuyết. Từ đó mà nắm vững bản chất của từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề mà ta nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích ta lại tổng hợp chúng để tạo ra một hệ thống, từ đó thấy được mối quan hệ biện chứng của chúng với nhau, vậy mà hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về lí thuyết đang nghiên cứu

Phân tích và tổng hợp trở thành phương pháp nhận thức đặc biệt, cho phép ta xây dựng lại cấu trúc của vấn đề, tìm được các mặt, các quá trình khác nhau của hiện thực giáo dục. Con đường phân tích tổng hợp cho phép ta nhận thức được nội dung, xu hướng phát triển khách quan của lí thuyết và từ đây tiến hành suy diễn hình thành khái niệm, tạo ra hệ thống các phạm trù, lí thuyết khoa học mới.

Nguồn tài liệu được phân tích từ nhiều gốc độ: chủng loại, tác giả, logic… Xét về chủng loại có các loại tài liệu sau đây:

  • Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành có vai trò nhất trong quá trình tìm kiếm luận cứ cho nghiên cứu về chuyên môn.
  • Tác phẩm khoa học là loại công trình hoàn thiện về lý thuyết có giá trị cao về các luận cứ lý thuyết, nhưng không mang tính thời sự.
  • Tài liệu lưu trữ có thể bao gồm các văn kiện chính thức của nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, hồ sơ các loại…
  • Thông tin đại chúng gồm báo chí, bản tin của các cơ quan thông tấn, báo điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình…

Các tài liệu nguồn trên đây có thể tồn tại dưới hai dạng:

(1) Tài liệu nguồn cấp 1: gồm tài liệu nguyên gốc của chính tác giả hoặc nhóm tác giả viết.

(2) Tài liệu nguồn cấp 2: gồm những tài liệu được tốm tắt, xử lý, biên soạn, biên dịch, trích dẫn từ tài liệu gốc cấp 1.

Trong nghiên cứu khoa học, người ta ưu tiên sử dụng tài liệu gốc cấp 1. Trong trường hợp. Chỉ trong trường hợp không thể tìm kiếm được tài liệu gốc cấp 1, thì mới sử dụng tài liệu gốc cấp 2.