Các phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative methods)

Phương pháp nghiên cứu định tính gồm các phương pháp không sử dụng các thang đo lường thống kê. Bất chấp xu thế đề cao phương pháp định lượng hiện nay, phương pháp định tính vẫn khẳng định giá trị như là phương pháp lâu đời đã được sử dụng phổ biến trong triết học, xã hội học và lịch sử … điển hình là phương pháp nghiên cứu tình huống hay điển hình (case study), được sử dụng để nghiên cứu các đối tượng cụ thể, như các bác sĩ ghi chép lại thông tin tình hình về mỗi bệnh nhân theo thời gian, theo tiến trình điều trị.

Phương pháp nghiên cứu định tính nổi tiếng khác là phương pháp thực nghiệm (experimental phenomenology), được nhà tâm lý và triể học nổi tiếng Jean Piaget và các đồng nghiệp sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu của mình.

Phương pháp nghiên cứu định lượng lâu đời nhất là phương pháp quan sát tự nhiên (naturalistic observation), theo đó các nhà khoa học nghiên cứu đối tượng một cách khách quan, đứng ngoài tình huống xảy ra và cố gắng không can thiệp vào các sự kiện liên quan. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các công cụ ghi âm và quay phim được sử dụng nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng dù nhỏ nhất đến bối cảnh và đối tượng nghiên cứu. Một biến thể là phương pháp quan sát tham gia (participant observation) được một số nhà xã hội học và tâm lý học sử dụng. Ví dụ, nhà xã hội học nghiên cứu cuộc sống của một dân tộc tiểu số, có tham gia và tương tác với người dân. Trong bất kỳ trường hợp nào, nhà nghiên cứu không thực sự là một phần của thực tiễn nghiên cứu, nhà nghiên cứu thường ẩn danh để tránh những hiệu ứng từ việc “bị nghiên cứu”.

Phương pháp định tính được đánh giá hữu hiệu nhất hiện này là phỏng vấn (interviewing), thường đều có ít nhiều trong các phương pháp kể trên. Phỏng vấn không dễ dàng, thực tế, rất hiếm người thực sự khéo léo và có đủ kỹ năng khi phỏng vấn: phải rất cẩn thận để người bị phỏng vấn không chịu tác động bởi ​​thành kiến ​​nào từ nhà nghiên cứu; hay không bị dẫn dắt theo bất kỳ hướng nào từ nhà nghiên cứu. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng phải đảm bảo không hiểu sai những gì người bị phỏng vấn nói.

Một phương pháp định tính khác là phương pháp hiện tượng học (phenomenology), nghiên cứu, phân tích và miêu tả các các nội dung của ý thức – hiện tượng. Ví dụ, các nhà nghiên cứu phân tích trải nghiệm con người về một cảm xúc như tức giận, hoặc các quá trình nhận thức như ra quyết định.

Phương pháp định tính có ưu và nhược điểm. Trong đó, nhược điểm lớn nhất là tính chủ quan định kiến hay thành kiến ​​dễ len lỏi vào các nghiên cứu định tính hơn định lượng. Dễ hiểu khi các thang đo định lượng đã được thống nhất thì mọi đánh giá đều dựa theo đó một cách rõ ràng; trong khi nếu nói “với tôi, màu này trông giống màu xanh nước biển”; người khác có thể nói “không, tôi nghĩ nó là màu tím” và một người khác nói “không, rõ ràng là màu xanh lá cây!”.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp định tính là ý nghĩa chủ nghĩa hiện thực. Các thang đo định lượng không thể phản ánh toàn bộ thực tế. Bạn có thể yêu cầu mọi người đánh giá mức độ lo lắng của họ, nhưng điều đó không cho biết họ thực sự đang cảm thấy gì? Rất khó có thể đo lường định lượng những thực tế như yêu hoặc ghét? Hoặc đối với các nhà nhân chủng học nghiên cứu một nền văn hóa: các con số về số lượng hiện vật hay thời gian nghi lễ không thể hiện được nhiều ý nghĩa của chúng đối với những người liên quan? Hoặc khi nghiên cứu tính cách một người: Điểm số trong các bài kiểm tra tính cách không nói lên được cuộc sống hoặc trải nghiệm của người đó?

Nguồn: Dr. C. George Boeree