Giới thiệu phương pháp nghiên cứu

1. VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhiều người cho rằng viết báo cáo/nghiên cứu là để truyền tải thông tin. Tuy nhiên một bài nghiên cứu hiệu quả phải:

  • Làm thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của người đọc
  • Thuyết phục người đọc tin vào một điều gì đó
  • Đưa người đọc đến quyết định và hành động
  • Dẫn dắt người đọc theo một quy trình nào đó

2. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Có nhiều cách phân loại. Có thể chia làm 2 loại:

  • Nghiên cứu thực nghiệm: liên quan đến các hoạt động của đời sống thực tế
  • Nghiên cứu lý thuyết: thông qua sách vở, tài liệu, các học thuyết và tư tưởng

Thông thường    một nghiên  cứu  sẽ liên quan   đến  cả 2 khía   cạnh  lý thuyết   và thực nghiệm.

2.1.Nghiên cứu thực nghiệm

Có 2 loại:

  • Nghiên cứu hiện tượng thực tế (thông qua khảo sát thực tế)
  • Nghiên cứu hiện tượng trong điều kiện có kiểm soát (thông qua thí nghiệm)

2.2. Nghiên cứu lý thuyết Có 2 loại:

  • Nghiên cứu lý thuyết thuần túy: nghiên cứu để bác bỏ, ủng hộ, hay làm rõ một quan điểm/lập luận lý thuyết nào đó.
  • Nghiên cứu lý thuyết ứng dụng. Thông thường lý thuyết là cơ sở cho hành động. Nghiên cứu loại này sẽ giúp tìm hiểu các lý thuyết được áp dụng như thế nào trong thực tế, các lý thuyết có ích như thế nào…

Cách phân loại nghiên cứu khác:

  • Nghiên cứu  quá trình: tìm hiểu lịch     sử  của một  sự vật hiện   tượng hoặc  con người
  • Nghiên cứu mô tả: tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng
  • Nghiên cứu  so sánh: tìm  hiểu điểm   tương  đồng  và khác biệt,  ví  dụ  giữa các doanh nghiệp, thể chế, phương pháp, hành vi và thái độ…
  • Nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ: giữa các sự vật hiện tượng. Công cụ thông thường là các phương pháp thống kê
  • Nghiên cứu đánh giá: tim hiểu và đánh giá theo một hệ thống các tiêu chí
  • Nghiên cứu chuẩn tắc: đánh giá/dự đoán những việc sẽ xảy ra nếu thực hiện một sự thay đổi nào đó
  • Nghiên cứu mô phỏng: đây là kỹ thuật tạo ra một môi trường có kiểm soát để mô phỏng hành vi/sự vật hiện tượng trong thực tế

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY KHOA HỌC

Có nhiều phương pháp khoa học, trong đó, hai phương pháp (cách tiếp cận) chủ yếu là phương pháp quy nạp (inductive method) và phương pháp diễn dịch (deductive method).

  • Phương pháp diễn dịch liên quan đến các bước tư duy sau:
  1. Phát biểu một giả thiết (dựa trên lý thuyết hay tổng quan nghiên cứu).
  2. Thu thập dữ liệu để kiểm định giả thiết.
  3. Ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thiết.
  • Phương pháp quy nạp có ba bước tư duy:
  1. Quan sát thế giới thực.
  2. Tìm kiếm một mẫu hình để quan sát.
  3. Tổng quát hóa về những vấn đề đang xảy ra.

Trên thực tế, ứng dụng khoa học bao gồm cả hai cách tiếp cận quy nạp và diễn dịch (Hình 1.1) Phương pháp quy nạp đi theo hướng từ dưới lên (bottom up) rất phù hợp để xây dựng các lý thuyết và giả thiết; trong khi phương pháp diễn dịch đi theo hướng từ trên xuống (top down) rất hữu ích để kiểm định các lý thuyết và giả thiết (Hình 1.2).

  • Phương pháp diễn dịch

Phương pháp diễn dịch là một hình thức tranh luận mà mục đích của nó là đi đến kết luận – kết luận nhất thiết phải đi theo các lý do cho trước. Các lý do này dẫn đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể. Để một suy luận mang tính diễn dịch là đúng, nó phải đúng và hợp lệ:

  • Tiền đề (lý do) cho    trước   đối  với  một kết   luận phải  đúng với   thế  giới  thực (đúng).
  • Kết luận nhất thiết phải đi theo tiền đề (hợp lệ).

Ví dụ 1:

Việc phỏng vấn các hộ gia đình trong khu phố cổ là khó khăn và tốn kém (Tiền đề 1)

Cuộc điều tra này liên quan đến nhiều hộ gia đình trong khu phố cổ (Tiền đề 2)

Việc phỏng vấn trong cuộc điều tra này là khó khăn và tốn kém                      (Kết luận)

  • Phương pháp quy nạp

Phương pháp quy nạp hoàn toàn khác với diễn dịch. Trong quy nạp, không có các mối quan hệ chặt chẽ giữa các lý do và kết quả. Trong quy nạp, ta rút ra một kết luận từ một hoặc hơn các chứng cứ cụ thể. Các kết luận này giải thích thực tế, và thực tế ủng hộ các kết luận này.

Ví dụ 2

Một công ty tăng khoản tiền dành cho chiến dịch khuyến mãi nhưng doanh thu vẫn không tăng (thực tế). Tại sao doanh thu không tăng? Kết luận là chiến dịch khuyến mãi được thực hiện một cách tệ hại.

Các giải thích có thể là:

  • Các nhà bán lẻ không có đủ kho trữ hàng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch khuyến mãi.
  • Một cuộc đình công của nhân viên các công ty vận tải xảy ra trong thời gian chiến dịch khuyến mãi làm cho xe tải không thể đưa hàng đến kho trữ hàng được.
  • Một cơn bão cấp 8 xảy ra làm cho tát cả các cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa trong vòng 10 ngày trùng với chiến dịch khuyến mãi.