1. Tập huấn phỏng vấn viên
Trong hầu hết các nghiên cứu có điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp, bản thân nhà nghiên cứu không thể một mình thực hiện hết tất cả việc phỏng vấn mà bắt buộc phải nhờ vào đội ngũ phỏng vấn viên (có thể là sinh viên, cán bộ địa phương, các cộng tác viên…).
Do đó việc tập huấn phỏng vấn viên là rất cần thiết để đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin dữ liệu.
2. Tổ chức khảo sát
Đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ với các kịch bản, kế hoạch rõ ràng. Thời gian, địa
điểm, quan hệ với địa phương, thông báo đến tận các đối tượng điều tra. Đặc biệt cần làm tốt công tác tiền trạm, chọn địa bàn khảo sát. Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa nhóm nghiên cứu và địa phương nơi tiến hành khảo sát. Chuẩn bị tài chính, hậu cần, văn phòng phẩm, ăn ở, phương tiện đi lại…tổ chức phối hợp các nhóm điều tra, kiểm tra lại thông tin dữ liệu thu thập được sau mỗi ngày điều tra để kịp thời bổ sung chỉnh sửa rút kinh nghiệm.
3. Các công cụ khảo sát
Có rất nhiều công cụ khảo sát. Tùy điều kiện và mục tiêu điều tra cũng như những yêu cầu thông tin mà chọn các công cụ cho thích hợp. Thông thường có các công cụ sau (1) vẽ sơ đồ/bản đồ theo không gian, theo mặt cắt (2) lịch thời vụ/ quá trình diễn biến sự việc theo thời gian (3) xếp hạng (4).