Biến giả cho sự thay đổi trong hệ số góc

Trong phần trước chúng xem xét biến giả với sự khác nhau trong hệ số chặn. Những biến giả này được giả định có giá trị là 0 hoặc 1. Nhưng không phải tất cả các biến giả đều có giá trị như thế. Chúng ta có thể sử dụng biến giả cho sự thay đổi các hệ số góc của đường hồi qui. Ví dụ, nếu phương trình hồi qui là

Hệ số của biến D] đo lường sự thay đổi trong các hệ số chặn và hệ số của biến D2 đo lường sự thay đổi trong hệ số góc. Phương trình ước lượng (7.4) chung qui là ước lượng 2 phương trình một cách riếng biệt nếu chúng ta giả định rằng các phần dư có cùng phân phối. Nếu chứng ta loại D2 ra khỏi phương trình (7.4) thì có nghĩa là cho phép sự khác nhau trong hệ số chặn mà không khác nhau trong hệ số góc, và nếu chúng ta loại Dj ra khỏi phương trình, thì nó có nghĩa là cho phép sự khác nhau trong hệ số góc mà không khác nhau trong hệ số chặn.

Các biến giả thích hợp có thể được khai báo khi có những thay đổi trong hệ số góc và hệ số chặn ở những thời điểm khác nhau. Giả sử rằng chứng ta có số liệu của ba thời kỳ và ở thời kỳ thứ 2 chỉ có hệ số chặn thay đổi (có một sự dịch chuyển song song). Trong thời kỳ thứ 3, cả hệ số góc và hệ số chặn đều thay đổi. Khi đó chúng ta viết:

Chú ý rằng trong tất cả các ví dụ này chúng ta đang giả định rằng các phần dư trong tất cả các nhóm khác nhau có cùng phân phối. Đó là lý do tại sao chứng ta kết hợp số liệu từ các nhóm khác nhau và viết 1 phần dư u như ứong phương ưình (7.4) hoặc (7.6) và ước lượng phương trình bằng phương pháp bình phương bé nhất.