Kinh tế lượng

Kinh tế lượng (Econometrics) là một bộ phận của Kinh tế học, được hiểu theo nghĩa rộng là môn khoa học kinh tế giao thoa với thống kê học và toán kinh tế. Hiểu theo nghĩa hẹp, là ứng dụng toán, đặc biệt là các phương pháp thống kê vào tinh tế. Kinh tế lượng lý thuyết nghiên cứu các thuộc tính thống kê của các quy trình kinh tế lượng, ví dụ như: xem xét tính hiệu quả của việc lấy mẫu, của thiết kế thực nghiệm… Kinh tế lượng thực nghiệm bao gồm:

1./ Ứng dụng các phương pháp kinh tế lượng vào đánh giá các lý thuyết kinh tế

2./ Phát triển và sử dụng các mô hình kinh tế lượng

Tất cả để sử dụng vào nghiên cứu quan sát kinh tế trong quá khứ hay dự đoán tương lai. Thuật ngữ Kinh tế lượng (econometrics) lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1910 bởi Pawel Ciompa.

Kinh tế lượng khác với các nhánh của thống kê học ở chỗ econometrics đặc biệt liên quan tới nghiên cứu quan sát và với hệ thống các phương trình (equations). Nghiên cứu quan sát khác với nghiên cứu sử dụng thí nghiệm có kiểm soát (vốn hay dùng trong y học hay vật lý).


Hai mục đích chính của kinh tế lượng là:

1./ Kiểm nghiệm lý thuyết kinh tế bằng cách xây dựng các mô hình kinh tế (mà có khả năng kiểm định được).

2./ Chạy (estimate) và kiểm tra mô hình đó xem chúng đưa ra kết quả chấp nhận hay phủ quyết lý thuyết thống kê.

Ví dụ: Một lý thuyết kinh tế cho rằng một đường cầu (demand curve) phải dốc xuống. Người tiêu dùng sẽ mua ít hàng hơn khi giá tăng lên, giả định rằng các yếu tố khác không đổi để từ đó phong tỏa chỉ kiểm tra mối quan hệ giữa giá và lượng. Một phương trình toán học có thể được viết ra để mô tả quan hệ giữa lượng, giá, và các biến (variable) khác như thu nhập, và một random term  để phản ánh mô hình lý thuyết một cách đơn giản:

Phân tích hồi quy có thể được sử dụng để ước lượng các thông số  trong phương trình trên, sử dụng dữ liệu về giá, thu nhập và lượng cầu. Mô hình có thể sau đó được kiểm định về ý nghĩa thống kê statistical significance theo đó tăng giá làm giảm lượng cầu. Giả thuyết để kiểm định ở đây là