Thang đo cho điểm

1. Thang đo thái độ giản đơn (Simple Attitude Scales)

Thang đo thái độ giản đơn được thiết lập nhằm ghi nhận sự đánh giá hoặc chọn lựa của người tham gia về một tính chất hay đối tượng nào đó. Thang đo này bao gồm một số loại phụ như sau:

  • Thang đo thái độ giản đơn (simple category scale – dichotomous scale)có hai lựa chọn đơn giản (ví dụ, có/không; đồng ý/không đồng ý; quan trọng/không quan trọng).
  • Thang đo nhiều lựa chọn, một trả lời (multiple choice, single-response scale): nhiều mục lựa chọn; chỉ có một trả lời
  • Thang đo nhiều lựa chọn, nhiều trả lời (multiple-choice, multiple-response scale – checklist): cho phép người trả lời chọn nhiều lựa chọn.

Thang đo thái độ giản đơn có tính chất là dễ thiết lập, có tính chuyên biệt cao, cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp nếu có kỹ năng thiết lập.

Hãy cho điểm các đặc tính của nhà cung cấp và xem xét tới chi phí. Loại nào (đặc tính và chi phí) là tương đối quan trọng với bạn? (tổng điểm là 100)

2. Thang đo Likert (Likert Scales)

Thang đo Likert, được ông Rensis Likert phát triển, là loại thang đo được sử dụng rất nhiều như là thang đo cho điểm có thể cộng điểm được (summated rating). Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiện một thái độ ưa thích hay không ưu thích, tốt hay xấu về một đối tượng nào đó.

Người tham dự được hỏi để trả lời đồng ý hay không với từng câu phát biểu. Mỗi trả lời được cho 1 điểm số phản ảnh mức độ ưa thích, và các điểm số có thể tổng hợp được để đo lường thái độ chung của người tham dự.

Thang đo Likert có thể là 5, 7 hoặc 9 điểm.

Lợi thế của thang đo Likert:

  • Thiết lập dễ dàng và nhanh chóng.
  • Tin cậy nhiều hơn và cung cấp nhiều lượng thông tin hơn nhiều loại thang đo khác.
  • Dữ liệu đạt được là dữ liệu khoảng cách.

Cách thiết lập thang đo Likert

  • Chọn một số lượng lớn phát biểu có hai tính chất: (1) phù hợp với thái độ được nghiên cứu; (2) phản ảnh vị trí của thái độ ưa thích hay không ưa thích.
  • Người tham dự đọc từng phát biểu và cho điểm, sử dụng thang đo 5 điểm. Giá trị (1) có nghĩa thái độ rất không ưa thích. Giá trị (5) có nghĩa rất ưa thích.
  • Các trả lời của mỗi người được cộng dồn để có một điểm tổng.
  • Xếp dãy các điểm tổng để chọn các phần có điểm tổng cao nhất và thấp nhất (10 – 25% số có điểm cao nhất và thấp nhất).
  • Hai nhóm có điểm tổng cao nhất và thấp nhất được đánh giá theo từng câu trả lời riêng lẻ.
  • Tính các giá trị trung bình của từng nhóm có điểm cao nhất và thấp nhất, rồi kiểm định sự khác biệt dùng t
  • Sau khi kiểm định t cho từng phát biểu, xếp hạng các giá trị trung bình, rồi chọn các phát biểu có giá trị t cao nhất.
  • Chọn 20 – 25 mục có giá trị t cao nhất để gộp vào điểm cuối cùng.

3. Thang đo trắc biệt (Semantic Differential Scales – SD)

Thang đo trắc biệt nhằm đo lường ý nghĩa tâm lý của một đánh giá về đối tượng nghiên cứu sử dụng 2 tính từ đối cực. Thang đo này thường được dùng để đánh giá hình ảnh thương hiệu.

Phương pháp này bao gồm một bộ các thang đo cho điểm 2 cực, thường sử dụng thang đo 7 điểm.

Thang đo   trắc  biệt  dựa trên  giả  định  là  một  đối  tượng  có thể  có nhiều  chiều để  đo lường ý nghĩa. Các ý nghĩa được định vị trong một không gian đa chiều, gọi là “không gian ý nghĩa” (semantic space).

Lợi thế của thang đo SD:

  • Có hiệu quả và dễ dàng để đo lường thái độ từ một mẫu lớn.
  • Có thể đo lường theo cả hướng (direction) và độ tập trung (intensity).
  • Bộ tổng của các trả lời cung cấp một bức tranh sâu sắc về ý nghĩa của một đối tượng và sự đo lường của người đánh giá, cho điểm.
  • Là một kỹ thuật chuẩn hóa, dễ lặp lại và không bị bóp méo.
  • Cho dữ liệu dạng khoảng cách.

Các bước xây dựng thang đo trắc biệt

  1. Chọn khái niệm: danh từ, nhóm danh từ, hoặc các phác họa hình ảnh.

Các khái niệm được chọn sau khi xem xét, đánh giá và bằng khả năng phản ảnh bản chất của câu hỏi điều tra.

  1. Chọn các cặp từ hoặc cụm từ đối cực phù hợp theo nhu cầu.
  2. Tạo ra hệ thống tính điểm có trọng số. Hầu hết thang đo SD có 7 điểm: 7, 6, 5, 4 3, 2, và 1.
  1. Tương tự như thang đo Likert, khoảng      các tính từ được lưu giữ một cách ngẫu nhiên để tối thiểu hóa hiệu ứng “halo”.

4. Thang đo số/Thang đo danh sách cho điểm (Numerical/Multiple Rating List Scales)

Các thang đo số có các khoảng cách tương đương chia theo 5 hoặc 7 hoặc 10 điểm.

Người tham gia cho điểm (viết kế bên mục chọn). Nếu các câu hỏi cùng thể hiện tính chất của một sản phẩm nào đó, thì thang đo có thể cung cấp cả kết quả đo lường tuyệt đối về mức quan trọng và kết quả đo lường tương đối (xếp hạng) của các mục chọn khác nhau phản ảnh tính chất đó.

Lợi thế của thang đo số/danh sách cho điểm:

  • Có tính tuyến tính
  • Có tính giản đơn
  • Tạo ra dữ liệu thứ bậc hoặc khoảng cách

Thang đo danh sách cho điểm cũng tương tự như thang đo số, nhưng có hai điểm khác biệt:

  • Cho phép người đánh giá tự khoanh tròn mục số chọn lựa
  • Hình thức thể hiện của thang đo này cho phép chúng ta hình tượng hóa kết quả. Dựa vào đó, chúng ta có thể xây dựng một bản đồ trí tuệ về sự đánh giá của các người tham gia để nghiên cứu sâu hơn.

5. Thang đo Stapel

Thang đo Stapel được sử dụng như là một phương pháp thay thế cho thang đo trắc biệt, nhất là khi chúng ta không thể tìm được một cặp tính từ đối cực phù hợp hợp câu hỏi điều tra.

Với thang đo này, chúng ta thường dùng thang đo số 5 điểm. Đôi khi thang đo ít điêm trả lời hơn cũng được áp dụng. Người tham gia sẽ chọn một con số để mô tả đắc điểm của đối tượng. Nếu sự mô tả càng chính xác, thì lựa chọn con số dương càng có giá trị lớn. Ngược lại, nếu sự mô tả càng kém chính xác, thì lựa chọn con số âm có giá trị tuyệt dối lớn. Thông thường, điểm số sẽ dao động trong khoảng từ +5 đến -5, và người tham gia sẽ lựa chọn một con số nào đó để mô tả các trạng thái từ rất chính xác đên không chính xác.

Giống như thang đo Likert, trắc biệt và số, thang đo Stapel cho dữ liệu khoảng cách.

6. Thang đo tổng-hằng số (Constant-Sum Scales)

Đây là loại thang đo cho phép nhà nghiên cứu phát hiện các tỷ lệ của các thuộc tính khác nhau trong đánh giá một đối tượng nào đó. Thang đo này yêu cầu người cho điểm phải phân phối các điểm số cho nhiều thuộc tính khác nhau và tổng của các điểm số này phải là một hằng số, ví dụ 100 hoặc 10.

Ưu điểm của thang đo này là:

  • Tương thích với hệ thống tỷ lệ phần trăm, và có thể đo lường mức độ khác biệt theo tầm quan trọng của các thuộc tính so với nhau.
  • Thường được sử dụng để ghi nhận thái độ, hành vi và các dự định hành vi.
  • Tạo ra dữ liệu khoảng cách.
    • Thang đo cho điểm đồ thị (Graphic Rating Scales)

Thang đo này được tạo ra nhằm tạo điều kiện cho nhà nghiên cứu khám phá các sự khác biệt cực nhỏ. về lý thuyết, có thể áp dụng một con số không xác định các điểm số để cho điểm nếu người tham gia đủ nhạy cảm để phát hiện sự khác biệt và ghi nhận chúng.

Người tham gia sẽ đánh dấu điểm trả lời của họ ở bất kỳ điểm nào dọc theo một cột liên tục. Thông thường, điểm số sẽ được xác định bằng cách đo độ dài của nó (tính bằng mi-li-mét) tính từ điểm khởi đầu. Kết quả cho dữ liệu khoảng cách.

Khó khăn trong việc áp dụng thang đo này là mã hóa và phân tích.