Viêt báo cáo nghiên cứu

1. GIỚI THIỆU

Nhiều người cho rằng viết báo cáo/nghiên cứu là để truyền tải thông tin. Tuy nhiên một bài viết hiệu quả còn hơn thế. Nó phải:

  • Làm thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của người đọc
  • Thuyết phục người đọc tin vào một điều gì đó
  • đưa người đọc đến quyết định và hành động
  • dẫn dắt người đọc theo một quy trình nào đó

Để viết một cách hiệu quả, cần nhớ những nguyên tắc sau:

  • bài viết phải có một ý tưởng chủ đạo
  • viết nhằm vào một đối tượng độc giả cụ thể
  • đưa ra các quan điểm và biện hộ cho nó
  • các ý tưởng khác nên được dùng để biện luận cho ý tưởng chủ đạo và không nên quá nhiều

Bốn bước để xây dựng một bài viết hiệu quả

  • xây dựng thông điệp
  • sắp xếp ý tưởng
  • viết bản nháp
  • chỉnh sửa

2. XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP

Ý tưởng chủ đạo của bài viết là thông điệp chính… tất cả các ý tưởng khác đều xoay quanh và hỗ trợ cho ý tưởng này.

4 bước để xác định thông điệp/ý tưởng chủ đạo

  • Xác định mục tiêu nghiên cứu
  • Xác định độc giả (viết cho ai?)
  • Trinh bày ý tưởng chủ đạo
  • Chỉnh sửa

2.1.Xác định mục tiêu

Cần xác định rõ nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích gì, tức là nghiên cứu sẽ có vai trò gì, đóng góp gì cho thực tế. Điều này khác với việc xác định nội dung nghiên cứu.

Để xác định mục tiêu cần phải:

  • Người viết muốn đem lại sự thay đổi gì?
  • Muốn người đọc làm gì?
  • Bài viết sẽ đóng góp gì

2.2. Độc giả

Người đọc khác nhau sẽ có kiến thức, kỳ vọng và ưu tiên khác nhau. Sẽ dễ hơn nếu xác định được ai sẽ là người đọc nghiên cứu của mình. Việc xác định rõ người đọc sẽ có ích cho việc:

  • Xác định hình thức của báo cáo
  • Bản chất của kết quả báo cáo. Báo cáo c1  cần phải đưa ra một chương trình hành động cụ thể không?
  • Mức độ chi tiết của báo cáo
  • Ưu tiên và kỳ vọng của người đọc là gì?
  • Ý tưởng của chúng ta có phù hợp với mục tiêu của người đọc không?

2.3.Trình bày ý tưởng chủ đạo

Một bài viết hiệu   quả phải có một ý tưởng chủ  đạo. Ý tưởng này sẽ quyết định toàn

bào viết. tất cả những thứ khác, báo gồm những ý kiến ,lập luận… và cả cách trình bày đều do ý tưởng chủ đạo quyết định.

Hãy nghĩ về người đọc của chúng ta. Họ là ai? Họ mong muốn gì? Giả sử chúng ta đang trình bày và thảo luận với họ về nghiên cứu của chúng ta và học chưa biết gì về bài viết của chúng ta, chúng ta sẽ nói gì? Hãy thử phát biểu chỉ trong một câu…

Bây giờ hãy xem lại câu chúng ta vừa viết…

  • Đó có phải là điều chúng ta muốn nói với người đọc không?
  • Họ có hiểu ý chúng ta không?
  • Ý tưởng và cách trình bày ý tưởng của chúng ta có phù hợp không?
  • Họ có thích thú với ý tưởng của chúng ta không?

Ý tưởng chủ đạo cần phải:

  • Diễn đạt được mục đích của chúng ta
  • Có ý nghĩa
  • Tập trung vào hành động
  • Lôi cuốn độc giả
  • Sử dụng ngôn từ thích hợp, dễ hiểu
  • Cung cấp thông tin mới
  • Gợi ra câu hỏi/vấn đề cho người đọc

2.4. Chỉnh sửa

Bao gồm 4 bước

Tình huống

  • Vấn đề
  • Câu hỏi
  • Trả lời/phản hồi Tình huống

Một tình huống tốt phải rõ ràng, dễ hiểu và không gây tranh cãi

Vấn đề

Là điều xảy ra trong tình huống – là cái có thể được cải thiện nhờ bài viết của chúng ta… Vấn đề có thể là:

  • Điều gì đó không dúng
  • Điều gì đó có thể sẽ không đúng
  • Xảy ra sự khác biệt giữa điều người ta mong đợi và thực tế xảy ra
  • Tình hình đã thay đổi
  • Chúng ta thấy trước sự thay đổi tình hình

Câu hỏi

Vấn đề đặt ra câu hỏi

Trả lời

Câu trả lời cho vấn đề cũng chính là ý tưởng chủ đạo của bài viết.

3. SẮP XẾP Ý TƯỞNG

Để hiểu vấn đề một cách tường tận, cần “cắt các thông tin ra thành từng mảnh” và sắp xếp chúng lại một cách thích hợp,   theo  một  cấu trúc hợp   lý. Ba  bước  để  sắp xếp  ý tưởng:

  • Xây dựng cấu trúc ý tưởng
  • Thu thập bằng chứng ủng hộ ý tưởng
  • Viết đề cương trong đó trình bày các ý tưởng và mối quan hệ giữa chúng

Đề cương này sẽ giúp chúng ta chuyển cấu trúc ý tưởng thành một dàn ý có thể giúp chúng ta chuẩn bị bản nháp đầu tiên.

Việc viết đề cương giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề và trình bày một cách hợp lý.

4. VIẾT BẢN THẢO ĐẦU TIÊN (bản nháp)

Viết bản thảo đầu tiên có nghĩa là thêm vào đề cương: từ ngữ, tiêu đề, đánh số và hình, bảng biểu. Quy tắc chung:

  • Viết nhanh, không suy nghĩ quá nhiều về từ ngữ, bỏ trống nếu cần thiết để giữ mạch suy nghĩ
  • Viết bằng chính văn phong của chúng ta
  • Viết không gián đoạn
  • Viết không cần chỉnh sửa
  • Giữ cấu trúc của đề cương. Dùng các câu trong đề cương để diễn đạt những gì chúng ta cần trình bày. Nếu cần suy nghĩ lại về một câu nào đó trong đề cương, hãy chuyển qua câu kế tiếp và tiếp tục viết

Các vấn đề khi viết bản thảo

  • Lời văn
  • Các kỹ thuật giải thích
  • Tóm tắt và giới thiệu
  • Trình bày bài viết (navigation aid và layout)
  • Tài liệu tham khảo

4.1.Lời văn

Lời văn được dùng để:

  • Mô tả
  • Giải thích
  • Lập luận
  • Tường thuật

Hai chức năng chính là giải thích và lập luận.

4.2. Các kỹ thuật giải thích

  • Ví dụ
  • Phép so sánh (dùng những trường hợp tương tự)
  • Định nghĩa
  • Phân loại
  • So sánh và tương phản
  • Nguyên nhân và kết quả
  • Phân tích quá trình

4.3. Tóm tắt và giới thiệu

Tóm tắt là một phiên bản của bài viết ở dạng ngắn gọn

Giới thiệu là một phần của bài viết, trình bày bài viết được viết như thế nào.

Phần tóm tắt thông thường không quá 400 từ, bao gồm những ý chính trong bài viết. Phần tóm tắt nằm ở đầu, thông thường theo thứ tự sau:

  • Trang bìa
  • Tóm tắt
  • Mục lục
  • Giới thiệu

Phần tóm tắt được viết cho những người:

  • Không muốn đọc toàn bài viết
  • đang suy nghĩ có nên đọc tiếp không
  • muốn tìm những nội dung trong bài viết mà họ quan tâm

Lưu ý khi viết tóm tắt:

  • trong 1 trang
  • nhấn mạnh những điểm chính, thường đặt ở đầu mỗi đoạn
  • nhớ trình bày cơ sở của bài viết, những thông tin mà người đọc cần biết để hiểu vấn đề

Tránh:

  • lỗi lặp
  • không liệt kê
  • cung cấp thông tin chi tiết về các chỉ số thống kê
  • ví dụ
  • hình vẽ và đồ thị

Mở đầu hay Giới thiệu là phần trình bày tất cả những thông tin cần thiết để đi vào vấn đề chính. Phần này sẽ nhấn mạnh:

  • vấn đề mà bài viết đề cập
  • câu hỏi/vấn đề mà bài viết sẽ giải quyết Phần mở đầu thường bao gồm:
  • mục đích nghiên cứu
  • phạm vi nghiên cứu
  • phương pháp
  • giải thích các thuật ngữ chính
  • các khái niệm cơ bản
  • lời cảm ơn
  • trình bày ngắn gọn cấu trúc bài viết

4.4. Trình bày bài viết

  • tiêu đề và định dạng tiêu đề
  • tựa bài viết
  • đánh số

Tiêu đề

Là phần quan trọng giúp người đọc nhận dạng nội dung của từng phần trong bài viết. Nó phản ánh cấu trúc của bài viết. Lưu ý:

  • định dạng tiêu đề một cách hệ thống
  • tiêu đề phải phản ánh nội dung chính
  • giới thiệu các tiêu đề nhỏ và tóm tắt

Tựa bài viết

Số người đọc tựa bài viết sẽ nhiều hơn rất nhiều so với số người đọc bài viết của chúng ta. Do vậy, tựa bài viết càng hấp dẫn và gây ấn tượng càng tốt.

Lưu ý tựa bài viết phải:

  • cụ thể
  • ngắn gọn
  • rõ ràng

Đánh số

  • đánh số trang: nội dung chính nên đánh số 1, 2, 3…; các trang tựa nên đánh số i, ii, iii,…
  • đánh số tiêu đề: các tiêu đề chính nên đánh số 1, 2, 3..; tiêu đề con nên đánh số 1.1, 1.2… và 1.1.1, 1.1.2. Không nên dùng quá 3 số.

4.5. Tài liệu tham khảo và các nội dung khác

Bao gồm:

  • tài liệu tham khảo
  • lời cảm ơn
  • phụ lục

Tài liệu tham khảo bao gồm:

  • sách
  • tạp chí
  • các báo cáo đã công bố
  • website
  • biên bản họp
  • kỷ yếu hội nghị
  • luận văn tốt nghiệp
  • phỏng vấn cá nhân

Nguyên tắc ghi tài liệu tham khảo, theo thứ tự:

  • tên tác giả
  • năm xuất bản
  • tên bài viết/sách
  • nơi xuất bản
  • nhà xuất bản
  • số trang Lời cảm ơn

Là phần ghi lời cảm ơn đến các cá nhân/tổ chức đã giúp đỡ chúng ta hoàn thành công trình nghiên cứu. Lưu ý:

  • nếu có ít người thì ghi theo thứ tự mức độ đóng góp
  • nếu nhiều thì ghi theo thứ tự chữ cái

Phụ lục

Là phần ghi những thông tin không trực tiếp hỗ trợ cho ý tưởng chính của đề tài nghiên cứu, thông thường là những thông tin rất chi tiết mà một số độc giả có thể muốn tìm hiểu thêm. Bao gồm:

  • các chỉ số thống kê chi tiết
  • các đồ thị/sơ đồ phức tạp
  • kết quả trực tiếp từ máy tính
  • trích đoạn từ tạp chí…

Nên đánh số. Ví dụ: Phụ lục A, Phụ lục B…

5. CHỈNH SỬA

Nhằm mục đích sửa lại bản thảo đầu tiên của chúng ta cho dễ đọc hơn.

Nguyên lý chung

  • nên nghỉ một thời gian và đọc lại bản thảo như là ai đó chứ không phải chúng ta viết ra
  • tham khảo ý kiến người khác
  • nên sửa trên giấy chứ không nên sửa trên máy tính
  • chọn ngôn từ thích hợp và dễ hiểu
  • sửa một cách hệ thống, theo 3 cấp độ: đoạn văn, câu và từ.
  • Cách viết một đoạn văn hiệu quả

Các đoạn văn cấu tạo nên cấu trúc ý tưởng. Mỗi đoạn nên nhấn mạnh một ý tưởng hay lập luận nào đó. Lưu ý:

  • sử dụng câu đầu tiên để tóm tắt ý chính của cả đoạn
  • chọn độ dài thích hợp cho đoạn văn
  • liên kết các đoạn một cách phù hợp
  • sử dụng dấu gạch đầu dòng để liệt kê
  • Chỉnh sửa câu văn

Mỗi câu diễn đạt một ý. Các câu nên ngắn gọn và dễ hiểu để người đọc không phải đọc đi đọc lại. Lưu ý tránh:

  • câu quá dài
  • cú pháp phức tạp
  • Lựa chọn từ ngữ

Nên:

  • sử dụng từ ngữ dễ hiểu. Mỗi câu chỉ nên có từ 15-20 từ.
  • tránh dùng câu bị động. Câu chủ động sẽ ngắn gọn hơn và mạnh hơn.
  • Sử dụng từ mạnh mẽ, rõ ràng và cụ thể

 Loại bỏ những từ không cần thiết (là những từ có thể bỏ mà không làm thay đổi ý của câu)